Công thức tính tiền chậm nộp tiền thuế 1 ngày như thế nào?

Tính tiền chậm nộp tiền thuế 1 ngày theo công thức nào? Trường hợp nào phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế?

Công thức tính tiền chậm nộp tiền thuế 1 ngày như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về cách tính tiền chậm nộp thuế cụ thể như sau:

Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế
...
2. Mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp được quy định như sau:
a) Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp;
b) Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định tại khoản 1 Điều này đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.

Theo đó, tiền chậm nộp 01 ngày được tính như sau:

Mức tính tiền chậm nộp 01 ngày = 0,03% x Số tiền thuế chậm nộp

Công thức tính tiền chậm nộp tiền thuế 1 ngày như thế nào?

Công thức tính tiền chậm nộp tiền thuế 1 ngày như thế nào? (Hình từ Internet)

Trường hợp nào phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về trường hợp phải nộp tiền chậm nộp thuế cụ thể như sau:

- Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định ấn định thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế;

- Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng số tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện khai thiếu số tiền thuế phải nộp thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế phải nộp tăng thêm kể từ ngày kế tiếp ngày cuối cùng thời hạn nộp thuế của kỳ tính thuế có sai, sót hoặc kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế của tờ khai hải quan ban đầu;

- Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế đã được hoàn trả hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện số tiền thuế được hoàn nhỏ hơn số tiền thuế đã hoàn thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế đã hoàn trả phải thu hồi kể từ ngày nhận được tiền hoàn trả từ ngân sách nhà nước;

- Trường hợp được nộp dần tiền thuế nợ quy định tại khoản 5 Điều 124 Luật Quản lý thuế 2019;

- Trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế do hết thời hiệu xử phạt nhưng bị truy thu số tiền thuế thiếu quy định tại khoản 3 Điều 137 Luật Quản lý thuế 2019;

- Trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 142 Luật Quản lý thuế 2019;

- Cơ quan, tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế chậm chuyển tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế vào ngân sách nhà nước thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền chậm chuyển theo quy định.

Lưu ý: Người nộp thuế có thể được miễn tiền chậm nộp trong trường hợp bất khả kháng.

Nộp thừa tiền chậm nộp nhưng không được hoàn trả số tiền chậm nộp khi nào?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật Quản lý thuế 2019, không hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa và cơ quan quản lý thuế thực hiện thanh khoản số tiền nộp thừa trên sổ kế toán, trên hệ thống dữ liệu điện tử trong các trường hợp sau đây:

- Cơ quan quản lý thuế đã thông báo cho người nộp thuế về số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa được hoàn trả nhưng người nộp thuế từ chối nhận lại số tiền nộp thừa bằng văn bản;

- Người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký với cơ quan thuế, đã được cơ quan quản lý thuế thông báo về số tiền nộp thừa trên phương tiện thông tin đại chúng mà sau 01 năm kể từ ngày thông báo, người nộp thuế không có phản hồi bằng văn bản yêu cầu hoàn trả tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với cơ quan quản lý thuế;

- Khoản nộp thừa quá thời hạn 10 năm kể từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước mà người nộp thuế không bù trừ nghĩa vụ thuế và không hoàn thuế.

Ngoài ra, người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp thì được bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo hoặc được hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.

Trường hợp người nộp thuế đề nghị bù trừ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ thì không tính tiền chậm nộp tương ứng với khoản tiền bù trừ trong khoảng thời gian từ ngày phát sinh khoản nộp thừa đến ngày cơ quan quản lý thuế thực hiện bù trừ.

Trường hợp người nộp thuế yêu cầu hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì cơ quan quản lý thuế phải ra quyết định hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa hoặc có văn bản trả lời nêu rõ lý do không hoàn trả trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu.

Chậm nộp tiền thuế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian tính tiền chậm nộp tiền thuế tính từ khi nào? Khai thuế bổ sung làm tăng số tiền đóng thuế thì có phải nộp tiền chập nợp thuế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chậm nộp tiền thuế TNDN tạm nộp quý 3 2024 có bị phạt tiền không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chậm nộp tiền thuế sẽ phải nộp bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Có tính tiền chậm nộp khi doanh nghiệp chậm nộp tiền thuế GTGT do ảnh hưởng thiên tai không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân kinh doanh dịch vụ ăn uống phải đóng thuế nhưng đóng thuế trễ thì bị phạt là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Công thức tính tiền chậm nộp tiền thuế 1 ngày như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;