Công chức quản lý thuế bao gồm những ai?

Theo quy định hiện hành thì những ai được xem là công chức quản lý thuế?

Công chức quản lý thuế bao gồm những ai?

Căn cứ theo Điều 2 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:

Đối tượng áp dụng
1. Người nộp thuế bao gồm:
a) Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước;
c) Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế.
2. Cơ quan quản lý thuế bao gồm:
a) Cơ quan thuế bao gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực;
b) Cơ quan hải quan bao gồm Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục Hải quan.
3. Công chức quản lý thuế bao gồm công chức thuế, công chức hải quan.
4. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Như vậy, công chức quản lý thuế bao gồm công chức thuế, công chức hải quan.

Công chức quản lý thuế bao gồm những ai?

Công chức quản lý thuế bao gồm những ai? (Hình từ Internet)

Hành vi nào bị nghiêm cấm trong quản lý thuế?

Căn cứ theo Điều 6 Luật Quản lý thuế 2019 quy định 08 hành vi nghiêm cấm trong quản lý thuế gồm:

- Thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộp thuế và công chức quản lý thuế, cơ quan quản lý thuế để chuyển giá, trốn thuế.

- Gây phiền hà, sách nhiễu đối với người nộp thuế.

- Lợi dụng để chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép tiền thuế.

- Cố tình không kê khai hoặc kê khai thuế không đầy đủ, kịp thời, chính xác về số tiền thuế phải nộp.

- Cản trở công chức quản lý thuế thi hành công vụ.

- Sử dụng mã số thuế của người nộp thuế khác để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc cho người khác sử dụng mã số thuế của mình không đúng quy định của pháp luật.

- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không xuất hóa đơn theo quy định của pháp luật, sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn.

- Làm sai lệch, sử dụng sai mục đích, truy cập trái phép, phá hủy hệ thống thông tin người nộp thuế.

- Hành vi không xuất hóa đơn là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của công chức thuế hiện nay ra sao?

Ngạch

Tiêu chuẩn

Căn cứ pháp lý

Kiểm tra viên cao cấp thuế

- Tốt nghiệp đại học chuyên ngành phù hợp yêu cầu vị trí việc làm trở lên.

- Tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị/cao cấp lý luận chính trị, hành chính/giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý Nhà nước với công chức chuyên viên cao cấp hoặc tốt nghiệp cao đẳng lý luận chính trị, hành chính.

Khoản 4 Điều 9 Thông tư 29/2022/TT-BTC.

Kiểm tra viên chính thuế

- Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành phù hợp yêu cầu vị trí việc làm.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý Nhà nước với ngạch chuyên viên chính hoặc tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị - hành chính.

Khoản 4 Điều 10 Thông tư 29/2022/TT-BTC

Kiểm tra viên thuế

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương.

Khoản 4 Điều 11 Thông tư 29/2022/TT-BTC

Kiểm tra viên trung cấp thuế

Tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành phù hợp yêu cầu vị trí việc làm.

Khoản 4 Điều 12 Thông tư 29/2022/TT-BTC

Nhân viên thuế

Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành phù hợp yêu cầu vị trí việc làm.

Khoản 4 Điều 13 Thông tư 29/2022/TT-BTC

Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 4 Thông tư 29/2022/TT-BTC có quy định về tiêu chuẩn chung phẩm chất của công chức thuế như sau:

- Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng; trung thành với Tổ quốc, Đảng và Nhà nước; bảo vệ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân.

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công chức theo quy định của pháp luật; nghiêm túc chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên; tuân thủ pháp luật, kỷ luật, kỷ cương, trật tự hành chính; gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan.

- Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm; có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ, chuẩn mực trong giao tiếp, phục vụ nhân dân;

- Có lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không lợi dụng việc công để mưu cầu lợi ích cá nhân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

- Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.

Hiện nay có bao nhiêu ngạch công chức thuế?

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định về chức danh của công chức thuế như sau:

Các chức danh và mã số ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ
...
2. Chức danh và mã số ngạch công chức chuyên ngành thuế, bao gồm:
a) Kiểm tra viên cao cấp thuế Mã số ngạch: 06.036
b) Kiểm tra viên chính thuế Mã số ngạch: 06.037
c) Kiểm tra viên thuế Mã số ngạch: 06.038
d) Kiểm tra viên trung cấp thuế Mã số ngạch: 06.039
đ) Nhân viên thuế Mã số ngạch: 06.040
...

Theo đó hiện nay có 05 ngạch công chức thuế.

Công chức quản lý thuế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Công chức hải quan có thuộc Công chức quản lý thuế không? Các ngạch công chức thuế có hệ số lương như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Công chức quản lý thuế bao gồm những ai?
Tác giả:
Lượt xem: 122

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;