Có miễn thuế nhập khẩu với linh kiện nhập khẩu phục vụ hoạt động đóng tàu, tàu biển để xuất khẩu không?
Có miễn thuế nhập khẩu với linh kiện nhập khẩu phục vụ hoạt động đóng tàu, tàu biển để xuất khẩu không?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định miễn thuế hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động đóng tàu, tàu biển xuất khẩu như sau:
Miễn thuế hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động đóng tàu, tàu biển xuất khẩu
1. Dự án, cơ sở đóng tàu thuộc danh mục ngành, nghề ưu đãi theo quy định của pháp luật về đầu tư được miễn thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu theo quy định tại khoản 16 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
2. Căn cứ để xác định phương tiện vận tải trong dây chuyền công nghệ phục vụ trực tiếp cho hoạt động đóng tàu thực hiện theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
3. Căn cứ để xác định hàng hóa trong nước chưa sản xuất được thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Trong đó, khoản 16 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định như sau:
Miễn thuế
...
16. Dự án, cơ sở đóng tàu thuộc danh Mục ngành, nghề ưu đãi theo quy định của pháp luật về đầu tư được miễn thuế đối với:
a) Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu, bao gồm: máy móc, thiết bị; linh kiện, chi Tiết, bộ phận rời, phụ tùng để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với máy móc, thiết bị; nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị hoặc để chế tạo linh kiện, chi Tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị; phương tiện vận tải trong dây chuyền công nghệ phục vụ trực tiếp cho hoạt động đóng tàu; vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được;
b) Hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được phục vụ cho việc đóng tàu;
Như vậy, linh kiện nhập khẩu để phục vụ cho hoạt động đóng tàu, tàu biển xuất khẩu thuộc trường hợp được miễn thuế theo quy định pháp luật về thuế nhập khẩu.
Có miễn thuế nhập khẩu với linh kiện nhập khẩu phục vụ hoạt động đóng tàu, tàu biển để xuất khẩu không? (Hình từ Internet)
Người nộp thuế nhập khẩu bao gồm những ai theo quy định hiện hành?
Căn cứ tại Điều 3 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì người nộp thuế nhập khẩu gồm:
- Chủ hàng hóa nhập khẩu.
- Tổ chức nhận ủy thác nhập khẩu.
- Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
- Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm:
+ Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế thuế nhập khẩu;
+ Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế;
+ Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế;
+ Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh;
+ Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp;
+ Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật.
- Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật.
- Người có hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Thời hạn tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế nhập khẩu phải nộp là bao lâu?
Căn cứ Điều 9 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định như sau:
Thời hạn nộp thuế
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa theo quy định của Luật hải quan, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa nhưng phải nộp tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế kể từ ngày được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa đến ngày nộp thuế. Thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
Trường hợp đã được tổ chức tín dụng bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế.
...
Vậy, thời hạn tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế nhập khẩu phải nộp là tối đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
- Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài có phải là người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp không?
- Có được lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết sau thời điểm kê khai quyết toán thuế TNDN không?
- Cách tra cứu ngành nghề kinh doanh theo mã số thuế? Quy định về đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế?
- Người lao động được công ty thưởng cổ phiếu có phải chịu thuế TNCN không?
- Người nộp thuế xuất nhập khẩu có phải là chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không?
- Đánh thuế TNCN đối với toàn bộ tiền tăng ca?
- Trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế, doanh nghiệp có phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn không?
- Hóa đơn điện tử bán tài sản công được sử dụng khi nào?
- Thuế bảo vệ môi trường chỉ phải nộp một lần đối với hàng hóa nào?
- Không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168? Xe đạp máy có chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không?