Chính thức có Thông tư 84/2024/TT-BTC sửa đổi mã mục, tiểu mục của Thông tư 324 về hệ thống mục lục ngân sách nhà nước?

Đã có Thông tư 84 sửa đổi mã mục, tiểu mục của Thông tư 324 về hệ thống mục lục NSNN? NSNN có bao gồm các khoản thuế do các doanh nghiệp nộp thuế theo quy định hay không?

Chính thức có Thông tư 84/2024/TT-BTC sửa đổi mã mục, tiểu mục của Thông tư 324 về hệ thống mục lục ngân sách nhà nước?

Ngày 26/11/2024, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 84/2024/TT-BTC (văn bản có hiệu lực từ ngày 10/01/2025)...Tải về sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 324/2016/TT-BTC quy định hệ thống mục lục ngân sách nhà nước đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 93/2019/TT-BTCThông tư 51/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Mục tiêu chính của việc sửa đổi này là cải thiện tính linh hoạt, hiệu quả và phù hợp hơn với các yêu cầu quản lý ngân sách nhà nước trong bối cảnh mới. Một số mã mục, tiểu mục được thay đổi để phù hợp với thực tiễn thu chi ngân sách hiện tại. Ngoài ra, các điều chỉnh nhằm đảm bảo phản ánh đầy đủ và rõ ràng hơn nguồn gốc cũng như mục đích sử dụng ngân sách​

Xem thêm Thông tư số 84/2024/TT-BTC...Tải về

Chính thức có Thông tư 84/2024/TT-BTC sửa đổi mã mục, tiểu mục của Thông tư 324 về hệ thống mục lục ngân sách nhà nước?

Chính thức có Thông tư 84/2024/TT-BTC sửa đổi mã mục, tiểu mục của Thông tư 324 về hệ thống mục lục ngân sách nhà nước? (Hình ảnh từ Internet)

Ngân sách nhà nước có bao gồm các khoản thuế do các doanh nghiệp nộp thuế theo quy định hay không?

Căn cứ Điều 2 Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định về việc thu ngân sách nhà nước như sau:

Thu ngân sách nhà nước
1. Thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của các luật thuế.
2. Lệ phí do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật.
3. Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện; trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ.
4. Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện, sau khi trừ phân được trích lại để bù đắp chi phí theo quy định của pháp luật.
5. Các khoản nộp ngân sách nhà nước từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, gồm:
a) Lãi được chia cho nước chủ nhà và các khoản thu khác từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;
b) Các khoản thu hồi vốn của Nhà nước đầu tư tại các tổ chức kinh tế;
c) Thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước;
...

Theo đó, các khoản thu ngân sách nhà nước bao gồm thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của các luật thuế.

Như vậy, trong ngân sách nhà nước có bao gồm các khoản thuế do các doanh nghiệp, cá nhân nộp thuế theo quy định.

Nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước ra sao ?

Căn cứ theo Điều 7 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định về nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước như sau:

- Các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật được tổng hợp đầy đủ vào cân đối ngân sách nhà nước, theo nguyên tắc không gắn với nhiệm vụ chi cụ thể.

Trường hợp có khoản thu cần gắn với nhiệm vụ chi cụ thể theo quy định của pháp luật thì được bố trí tương ứng từ các khoản thu này trong dự toán chi ngân sách để thực hiện. Việc ban hành chính sách thu ngân sách phải bảo đảm nguyên tắc cân đối ngân sách trong trung hạn, dài hạn và thực hiện các cam kết về hội nhập quốc tế.

- Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao để chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách; trường hợp đặc biệt Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Trường hợp bội thu ngân sách thì được sử dụng để trả nợ gốc và lãi các khoản vay của ngân sách nhà nước.

- Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.

Mức bổ sung cân đối ngân sách có là căn cứ lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm không?

Căn cứ theo Điều 41 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định về căn cứu lập dự toán ngân sách nhà nước như sau:

Căn cứ lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm
1. Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bình đẳng giới.
2. Nhiệm vụ cụ thể của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở trung ương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương.
3. Quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và chế độ thu ngân sách nhà nước; định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước.
4. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung cân đối ngân sách của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.
5. Văn bản pháp luật của các cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau.
6. Kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước.
7. Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm trước.
8. Số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách thông báo cho các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.

Như vậy, mức bổ sung cân đối ngân sách của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới là một trong những căn cứ lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.

Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức có Thông tư 84/2024/TT-BTC sửa đổi mã mục, tiểu mục của Thông tư 324 về hệ thống mục lục ngân sách nhà nước?
Tác giả: Ngô Trung Hiếu
Lượt xem: 104

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;