Cách viết hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân trong Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024? Đảng viên đóng đảng phí dựa trên thu nhập nào?
Cách viết hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân trong Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
Tại các mẫu 02A (Bản kiểm điểm cá nhân không giữ chức lãnh đạo, quản lý) và mẫu 02B (Bản kiểm điểm cá nhân giữ chức lãnh đạo, quản lý) ban hành kèm theo Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023 để viết phần hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm thì có thể tham khảo như sau:
(1) Hạn chế, khuyết điểm
- Chưa mạnh dạn phát biểu ý kiến của bản thân trong các cuộc họp.
- Về bản thân chưa nhạy bén trong các mối quan hệ xã hội.
- Bản thân còn chưa mạnh dạn trong công tác tự phê bình và phê bình. Chưa mạnh dạn đấu tranh.
- Chưa có kế hoạch phối hợp với nhà trường để xây dựng quy chế hoạt động Website của trường.
Biện pháp khắc phục khuyết điểm:
- Tôi sẽ không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ nhận thức, đặc biệt là nhận thức về Đảng.
- Phối hợp với nhiều bộ phận tại đơn vị công tác để xây dựng quy chế hoạt động của trang Website cho phù hợp.
- Bản thân chưa dành thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu về cương lĩnh và điều lệ của Đảng, về chính sách và pháp luật nhà nước.
- Chưa mạnh dạn đề xuất và tham mưu những giải pháp để phát huy tốt hơn trong công tác chuyên môn.
- Bản thân chưa mạnh dạn đóng góp ý kiến trong sinh hoạt chi bộ; còn có sự nể nang trong công tác phê bình và tự phê bình…
(2) Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm
- Thiếu tổ chức huấn luyện đảng hiệu quả.
- Thiếu tính hiện đại và linh hoạt trong quản lý cán bộ.
- Thiếu động lực cá nhân và tầm quan trọng của bản thân trong sự phát triển cá nhân.
- Sự chậm trễ trong việc cập nhật thông tin và kiến thức.
- Thiếu tính kỷ luật và trách nhiệm cá nhân….
- Còn sự nể nang nên công tác đánh giá, phê bình chưa thật sự khách quan, đánh giá đúng bản chất của vấn đề.
Tùy thuộc vào đảng viên có giữ chức lãnh đạo, quản lý hay không giữ chức lãnh đạo, quản lý mà có thể tham khảo và đưa ra phần hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân của bản thân trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Mẫu 02A bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 đối với cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý...Tải về
Mẫu 02B bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 đối với cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý...Tải về
Xem thêm:
>>> Cách viết phương hướng, biện pháp khắc phục trong Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
>>> Cách viết ưu điểm, kết quả đạt được trong Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
Cách viết hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân trong Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024? (Hình ảnh từ Internet)
Đảng viên đóng đảng phí dựa trên thu nhập nào?
Căn cứ theo Mục 1 Phần B Quy định về chế độ đảng phí ban hành kèm theo Quyết định 342/QĐ-TW năm 2010 có quy định về đối tượng và mức đóng đảng phí hằng tháng, cụ thể như sau:
Đối tượng và mức đóng đảng phí hằng tháng của đảng viên
Thu nhập hằng tháng của đảng viên để tính đóng đảng phí bao gồm: tiền lương, một số khoản phụ cấp; tiền công; sinh hoạt phí; thu nhập khác. Đảng viên xác định được thu nhập thường xuyên, đóng đảng phí theo tỷ lệ (%) của thu nhập hằng tháng (chưa tính trừ thuế thu nhập cá nhân); đảng viên khó xác định được thu nhập thì quy định mức đóng cụ thể hằng tháng cho từng loại đối tượng.
1- Đảng viên trong các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang: đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương, các khoản phụ cấp; tiền công; sinh hoạt phí.
2- Đảng viên hưởng lương bảo hiểm xã hội: đóng đảng phí hằng tháng bằng 0,5% mức tiền lương bảo hiểm xã hội.
3- Đảng viên làm việc trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế: đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác từ quỹ tiền lương của đơn vị.
4- Đảng viên khác ở trong nước (bao gồm đảng viên nông nghiệp, nông thôn, đảng viên là học sinh, sinh viên…): đóng đảng phí từ 2.000 đồng đến 30.000 đồng/tháng. Đối với đảng viên ngoài độ tuổi lao động, mức đóng đảng phí bằng 50% đảng viên trong độ tuổi lao động.
5- Đảng viên sống, học tập, làm việc ở ngoài nước
5.1- Đảng viên làm việc tại các cơ quan đại diện của Việt Nam ở ngoài nước; đảng viên là lưu học sinh theo Hiệp định được nước ngoài tài trợ hoặc được đài thọ từ ngân sách nhà nước đóng đảng phí bằng 1% mức sinh hoạt phí hằng tháng.
5.2- Đảng viên đi du học tự túc; đảng viên đi xuất khẩu lao động; đảng viên đi theo gia đình, đảng viên là thành phần tự do làm ăn sinh sống, mức đóng hằng tháng từ 2 đến 5 USD.
5.3- Đảng viên là chủ hoặc đồng chủ sở hữu các doanh nghiệp, khu thương mại, cửa hàng dịch vụ, mức đóng tối thiểu hằng tháng là 10 USD.
6- Khuyến khích đảng viên thuộc mọi đối tượng trên đây tự nguyện đóng đảng phí cao hơn mức quy định nhưng phải được chi ủy đồng ý.
Đảng viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nếu có đơn đề nghị miễn hoặc giảm mức đóng đảng phí, chi bộ xem xét, báo cáo lên cấp ủy cơ sở quyết định.
Như vậy, Đảng viên đóng đảng phí dựa trên các thu nhập sau:
- Tiền lương
- Một số khoản phụ cấp
- Tiền công
- Sinh hoạt phí
- Thu nhập khác
Trích, nộp đảng phí thu được như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục 2 Phần B Quy định về chế độ đảng phí ban hành kèm theo Quyết định 342/QĐ-TW năm 2010 có quy định về trích, nộp đảng phí thu được cụ thể như sau:
- Ở trong nước
+ Các chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở được trích để lại từ 30% đến 50%, nộp 50% đến 70% lên cấp ủy cấp trên.
+ Tổ chức đảng cơ sở ở xã, phường, thị trấn được trích để lại 90%, nộp 10% lên cấp ủy cấp trên.
+ Các tổ chức khác của Đảng được trích để lại 70%, nộp 30% lên cấp ủy cấp trên.
+ Các cấp trên cơ sở, mỗi cấp được trích để lại 50%, nộp 50% lên cấp ủy cấp trên.
- Ở ngoài nước
Chi bộ trực thuộc đảng ủy nước ngoài được trích để lại từ 30%, nộp 70% lên cấp ủy cấp trên. Đảng ủy nước sở tại được trích để lại 50%, nộp 50% về Đảng ủy Ngoài nước.
Đảng phí thu được ở ngoài nước nộp 100% về Văn phòng Trung ương Đảng.
- Đảng ủy khối trực thuộc các tỉnh ủy, thành ủy nộp 50% về cơ quan tài chính của các tỉnh ủy, thành ủy. Các đảng ủy khối trực thuộc Trung ương, Đảng ủy Quân sự Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương được trích để lại 50%, nộp 50% về Văn phòng Trung ương Đảng.
- Chứng từ khấu trừ thuế có ghi mã số thuế của người nộp không?
- Cục Kiểm tra sau thông quan có phải là cơ quan quản lý thuế không?
- Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập có được xem là biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế không?
- Hồ sơ khai thuế sai sót 5 năm thì có còn khai bổ sung được không?
- Cách viết mẫu 01b-hsb bhxh như thế nào? Tiền trợ cấp một lần khi sinh con có phải đóng thuế TNCN không?
- Quá thời hạn đăng ký thuế 9 ngày thì bị xử phạt tiền hay cảnh cáo?
- Mô hình thay thế cho hàng mẫu có được miễn thuế xuất nhập khẩu không?
- Có phải đóng thuế xuất nhập khẩu đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất trong thời hạn?
- Đóng tàu biển xuất khẩu có phải đóng thuế xuất nhập khẩu không?
- Lưu ý vấn đề 2 mốc thời gian giảm thuế giá trị gia tăng trong năm 2024?