Cách tính hưởng chính sách đối với công chức thuế nghỉ hưu trước tuổi mới nhất 2025?
Cách tính hưởng chính sách đối với công chức thuế nghỉ hưu trước tuổi mới nhất 2025?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 1/2025/TT-BNV quy định về cách tính hưởng chính sách đối với công chức thuế nghỉ hưu trước tuổi như sau:
Công chức thuế đủ điều kiện và được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu theo quy định thì được hưởng ngay lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội mà không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi; đồng thời được hưởng trợ cấp hưu trí một lần, trợ cấp theo số năm nghỉ sớm và trợ cấp theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, cụ thể:
(1) Đối với trường hợp có tuổi đời còn từ đủ 02 năm đến đủ 05 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, được hưởng 03 khoản trợ cấp sau:
- Trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm:
+ Đối với người nghỉ hưu trong thời hạn 12 tháng đầu tiên:
Mức trợ cấp hưu trí một lần | = | Tiền lương tháng hiện hưởng | x 1,0 x | Số tháng nghỉ sớm |
+ Đối với người nghỉ hưu từ tháng thứ 13 trở đi:
Mức trợ cấp hưu trí một lần | = | Tiền lương tháng hiện hưởng | x 0,5 x | Số tháng nghỉ sớm |
- Trợ cấp cho số năm nghỉ hưu sớm: Cứ mỗi năm nghỉ sớm (đủ 12 tháng) được hưởng 05 tháng tiền lương hiện hưởng.
Mức trợ cấp cho số năm nghỉ sớm | = | Tiền lương tháng hiện hưởng | x 5 x | Số năm nghỉ sớm |
- Trợ cấp theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Đối với 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng; đối với số năm còn lại (từ năm thứ 21 trở đi), mỗi năm được trợ cấp bằng 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
Mức trợ cấp tính theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc | = | Tiền lương tháng hiện hưởng | x | 5 (đối với 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc) | + | 0,5 x | Số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn lại từ năm thứ 21 trở đi |
(2) Đối với trường hợp có tuổi đời còn trên 05 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, được hưởng 03 khoản trợ cấp sau:
- Trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm:
+ Đối với người nghỉ hưu trong thời hạn 12 tháng đầu tiên:
Mức trợ cấp hưu trí một lần | = | Tiền lương tháng hiện hưởng | x 0,9 x 60 tháng |
+ Đối với người nghỉ hưu từ tháng thứ 13 trở đi:
Mức trợ cấp hưu trí một lần | = | Tiền lương tháng hiện hưởng | x 0,45 x 60 tháng |
- Trợ cấp cho số năm nghỉ sớm: Cứ mỗi năm nghỉ sớm (đủ 12 tháng) được hưởng 04 tháng tiền lương hiện hưởng.
Mức trợ cấp cho số năm nghỉ sớm | = | Tiền lương tháng hiện hưởng | x 4 x | Số năm nghỉ sớm |
- Trợ cấp theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Đối với 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng; đối với số năm còn lại (từ năm thứ 21 trở đi), mỗi năm được trợ cấp bằng 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
Mức trợ cấp tính theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc | = | Tiền lương tháng hiện hưởng | x | 5 (đối với 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc) | + | 0,5 x | Số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn lại từ năm thứ 21 trở đi |
(3) Trường hợp có tuổi đời còn dưới 02 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP thì được hưởng trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm như cách tính cho người nghỉ hưu trong thời hạn 12 tháng đầu tiên như sau:
Mức trợ cấp hưu trí một lần | = | Tiền lương tháng hiện hưởng | x 1,0 x | Số tháng nghỉ sớm |
Trong đó:
- Tiền lương tháng hiện hưởng được xác định như sau:
+ Đối với người hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định
Tiền lương tháng hiện hưởng bao gồm: Mức tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp và các khoản tiền phụ cấp lương (gồm: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp trách nhiệm theo nghề; phụ cấp công vụ; phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, nếu có), cụ thể:
Tiền lương tháng hiện hưởng | = | Hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp | x | Mức lương cơ sở | + | Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) | x | Mức lương cơ sở | + | Mức tiền các khoản phụ cấp tính theo lương ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp (nếu có) |
Mức lương cơ sở để tính tiền lương tháng hiện hưởng nêu trên là mức lương cơ sở do Chính phủ quy định tại thời điểm tháng trước liền kề tháng nghỉ việc.
+ Đối với người hưởng mức lương bằng tiền theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động thì tiền lương tháng hiện hưởng là mức tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao động.
- Số tháng nghỉ sớm là số tháng tính từ thời điểm nghỉ hưu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục 1 hoặc Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP.
- Số năm nghỉ sớm là số năm tính từ thời điểm nghỉ hưu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục 1 hoặc Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP được tính theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
Cách tính hưởng chính sách đối với công chức thuế nghỉ hưu trước tuổi mới nhất 2025? (Hình từ Internet)
Các chức danh của công chức thuế là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định về các chức danh của công chức thuế như sau:
Chức danh | Mã số ngạch |
Kiểm tra viên cao cấp thuế | 06.036 |
Kiểm tra viên chính thuế | 06.037 |
Kiểm tra viên thuế | 06.038 |
Kiểm tra viên trung cấp thuế | 06.039 |
Nhân viên thuế | 06.040 |
Trong đó:
(1) Kiểm tra viên cao cấp thuế:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 29/2022/TT-BTC có quy định kiểm tra viên cấp cao thuế là công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất trong lĩnh vực thuế, bố trí đối với các chức danh lãnh đạo cấp Tổng cục, lãnh đạo Vụ, Cục và tương đương, lãnh đạo Cục thuế tỉnh, thành phố có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ tham mưu quản lý nhà nước về thuế tại Tổng cục Thuế và Cục thuế tỉnh, thành phố và thực hiện các phần hành nghiệp vụ thuế ở mức độ phức tạp cao, tiến hành trong phạm vi tỉnh, nhiều tỉnh hoặc toàn quốc.
(2) Kiểm tra viên chính thuế:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 29/2022/TT-BTC có quy định kiểm tra viên chính thuế là công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao của ngành thuế, giúp lãnh đạo chủ trì, tổ chức thực hiện quản lý thuế hoặc trực tiếp thực hiện các phần hành của nghiệp vụ thuế theo chức năng được phân công tại các đơn vị trong ngành thuế.
(3) Kiểm tra viên thuế
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 29/2022/TT-BTC có quy định kiểm tra viên thuế là công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cơ bản của ngành thuế; trực tiếp thực hiện phần hành công việc của nghiệp vụ quản lý thuế.
(4) Kiểm tra viên trung cấp thuế
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 29/2022/TT-BTC có quy định kiểm tra viên trung cấp thuế là công chức thực thi các nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ của ngành thuế; trực tiếp thực hiện một phần hành nghiệp vụ trong công tác quản lý thuế tại đơn vị.
(5) Nhân viên thuế
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 29/2022/TT-BTC có quy định nhân viên thuế là công chức thừa hành, thực hiện nhiệm vụ đơn giản về chuyên môn nghiệp vụ của ngành thuế; trực tiếp thực hiện một phần hành công việc thuộc nghiệp vụ quản lý thuế theo sự phân công của đơn vị.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của kiểm tra viên cao cấp thuế như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 9 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định về tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của kiểm tra viên cao cấp thuế như sau:
- Nắm vững đường lối chiến lược, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác thuế, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế của quốc gia, của địa phương nơi công tác; Nắm vững chiến lược phát triển ngành Tài chính, chiến lược cải cách hành chính và hiện đại hóa của ngành;
- Hiểu biết sâu sắc về luật Quản lý thuế, pháp luật thuế, pháp luật về tài chính, kế toán và các luật pháp về hành chính có liên quan đến nhiệm vụ, chức năng quản lý thuế;
- Có năng lực đề xuất, tham mưu hoạch định chính sách, chủ trì xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, đề án trong lĩnh vực thuế; có năng lực nghiên cứu khoa học và tổ chức chỉ đạo ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hiện đại để cải tiến hệ thống quản lý nghiệp vụ thuế;
- Có năng lực tổng hợp, phân tích, tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn quản lý thuế; có khả năng dự báo về tình hình nguồn thu từ thuế và nguồn thu khác thuộc đối tượng được phân công quản lý;
- Có kỹ năng thu nhận thông tin và xử lý những thông tin nhạy cảm; kỹ năng phân tích tài chính đối với các công ty lớn và phức tạp; kỹ năng quản lý và xử lý sự xung đột; có kỹ năng soạn thảo văn bản; kỹ năng lập báo cáo, tổng kết đánh giá công việc và kỹ năng dự báo về công việc thuộc lĩnh vực quản lý;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.lawnet.vn/uploads/giao-duc/NTH/hinh_anh_1060.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.lawnet.vn/uploads/giao-duc/NTH/anh-09.jpg)
- Hiện nay tính tiền sử dụng đất dựa vào những căn cứ nào?
- Top 20 lời chúc Valentine bằng tiếng Anh ngắn gọn, ý nghĩa? Quà tặng Valentine là điện thoại có phải chịu thuế TNCN không?
- Danh sách 652 doanh nghiệp nợ tiền thuế tính đến 31/12/2024 do Cục thuế Hải Phòng công bố?
- Bán hàng trên Tiktok có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
- Hạn trích nộp BHXH bắt buộc và phí công đoàn tháng 2 năm 2025 của doanh nghiệp là khi nào?
- Toàn bộ đáp án Cuộc thi Tìm hiểu Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Giang và 130 năm Ngày thành lập tỉnh Bắc Giang?
- Giá vàng ngày vía thần tài năm 2025? Vàng có thuộc đối tượng chịu thuế GTGT?
- Cách viết Bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu năm 2025 mới nhất? Năm 2025 mức đảng phí của đảng viên là bao nhiêu?
- Mẫu tờ khai thuế TNCN tháng 1 2025? Cá nhân được hoàn thuế TNCN trong những trường hợp nào?
- 19 điều Đảng viên không được làm năm 2025? Công chức thuế đóng Đảng phí bao nhiêu?