Xây dựng mô hình nơi làm việc đảm bảo không có quấy rối tình dục bằng cách nào? Quy định về quấy rối tình dục có cần phải công khai không?

Đối với các doanh nghiệp hiện nay, làm thế nào để tạo ra được một mô hình làm việc tốt, đảm bảo không xảy ra hiện tượng quấy rối tình dục? Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định cụ thể hành vi nào bị xem là quấy rối tình dục tại nơi làm việc không? Vậy khi xây dựng và ban hành các quy định về quấy rối tình dục, người sử dụng lao động có trách nhiệm công khai các quy định đó hay không? Vui lòng giải đáp thắc mắc giúp tôi, xin cảm ơn.

Xây dựng mô hình nơi làm việc đảm bảo không có quấy rối tình dục bằng cách nào?

Tại Điều 2 Mục VI Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc năm 2015 có nêu một số biện pháp nhằm xây dựng mô hình nơi làm việc tốt, không xảy ra quấy rối tình dục như sau:

Người sử dụng lao động cần phải tạo ra và duy trì môi trường làm việc không có quấy rối tình dục. Các biện pháp, cách thức hiệu quả để đảm bảo điều này gồm:

- Loại bỏ hết những tài liệu mang tính khiêu dâm, đồi trụy hoặc những tài liệu gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm của người khác hoặc ngụ ý, ám chỉ tình dục tại nơi làm việc;

- Thường xuyên giám sát việc thực thi các quy định về phòng, chống quấy rối tình dục và các quy trình giải quyết về quấy rối tình dục;

- Ban (hoặc hội đồng) sát hạch tuyển dụng cần bao gồm cả nam và nữ;

- Khu vực làm việc có đủ ánh sáng và có hệ thống giám sát điện tử.

Có thể thấy, các cơ quan, ban, ngành hiện nay đang dành một sự quan tâm rất lớn đến công tác phòng, chống quấy rối tình dục nói chung và tại môi trường làm việc nói riêng.

Xây dựng mô hình nơi làm việc đảm bảo không có quấy rối tình dục bằng cách nào?

Xây dựng mô hình nơi làm việc đảm bảo không có quấy rối tình dục bằng cách nào?

Người sử dụng có trách nhiệm quy định cụ thể hành vi nào bị xem là quấy rối tình dục tại nơi làm việc không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 85 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về quy định của người sử dụng lao động về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc cụ thể như sau:

"1. Quy định của người sử dụng lao động về phòng, chống quấy rối tình dục trong nội quy lao động hoặc bằng phụ lục ban hành kèm theo nội quy lao động, bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Nghiêm cấm hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Quy định chi tiết, cụ thể về các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc phù hợp với tính chất, đặc điểm của công việc và nơi làm việc;
c) Trách nhiệm, thời hạn, trình tự, thủ tục xử lý nội bộ đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, bao gồm cả trách nhiệm, thời hạn, trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các quy định có liên quan;
d) Hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với người thực hiện hành vi quấy rối tình dục hoặc người tố cáo sai sự thật tương ứng với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm;
đ) Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân và các biện pháp khắc phục hậu quả."

Có thể thấy, trong nội quy lao động, người sử dụng lao động phải ban hành những quy định chi tiết, cụ thể về các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc phù hợp với tính chất, đặc điểm của công việc và nơi làm việc, để những người lao động trong nội bộ doanh nghiệp mình biết và có thể kịp thời báo cáo, xử lý trong những tình huống cần thiết.

Đồng thời, tại khoản 2 Điều này cũng nêu một số quy định của người sử dụng lao động về khiếu nại, tố cáo về quấy rối tình dục và xử lý đối với hành vi quấy rối tình dục phải bảo đảm các nguyên tắc:

"a) Nhanh chóng, kịp thời;
b) Bảo vệ bí mật, danh dự, uy tín, nhân phẩm, an toàn cho nạn nhân bị quấy rối tình dục, người khiếu nại, tố cáo và người bị khiếu nại, bị tố cáo."

Quy định về quấy rối tình dục có cần phải công khai không?

Tại Điều 1 Mục VI Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc năm 2015 nêu ra một số điều mà người sử dụng lao động cần chú ý, gồm:

"- Quy định của doanh nghiệp về vấn đề quấy rối tình dục nên được giới thiệu chính thức ở cuộc họp có đầy đủ người lao động.
- Quy định này nên được người đứng đầu doanh nghiệp ký ban hành hoặc đại diện của Lãnh đạo và yêu cầu tất cả người lao động phải tuân thủ chính sách.
- Quy định nên được chuyển tới cho tất cả người lao động ký như một cách thức ghi nhận rằng họ đã nhận được và hiểu nội dung quy định.
- Quy định cần được đưa lên trang web và mạng nội bộ của doanh nghiệp.
- Quy định cần được đưa vào tài liệu định hướng hoặc đào tạo ban đầu cho người lao động mới.
- Quy định phải được dán công khai trên bảng tin."

Thông qua quy định trên, có thể thấy các quy định về quấy rối tình dục trong nội bộ doanh nghiệp từ lúc xây dựng đến lúc triển khai cần phải được giới thiệu đến tất cả người lao động, được ký ban hành bởi người đứng đầu doanh nghiệp và được công khai cho tất cả người lao động biết cũng như đưa lên trang web, các tài liệu và bảng tin doanh nghiệp; từ đó giúp toàn thể doanh nghiệp có thể nắm rõ được những hành vi nào được xem là quấy rối tình dục và các biện pháp để xử lý, phòng, chống những hành vi nói trên, đem lại một môi trường làm việc tốt, lành mạnh, hạn chế quấy rối tình dục.

Trần Hồng Oanh

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

28 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}