Trình tự ban hành thông báo điện tử của CQT về hóa đơn điện tử gửi người nộp thuế như thế nào?

Trình tự ban hành thông báo điện tử của CQT về hóa đơn điện tử gửi người nộp thuế như thế nào? Câu hỏi của bạn T.P ở Hà Nam

Trình tự ban hành thông báo điện tử của CQT về hóa đơn điện tử gửi người nộp thuế như thế nào?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 6 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 1447/QĐ-TCT năm 2021 quy định trình tự ban hành thông báo điện tử của CQT về HĐĐT gửi NNT theo 2 trường hợp như sau:

(1) Đối với thông báo thuộc thẩm quyền ký của Thủ trưởng CQT:

- Công chức được phân công nhiệm vụ thực hiện lập dự thảo thông báo để trình Phụ trách bộ phận. Trường hợp Cổng điện tử hoặc Hệ thống HĐĐT tự động tạo lập thông báo thì công chức được phân công nhiệm vụ thực hiện rà soát trước khi trình Phụ trách bộ phận.

- Trường hợp đồng ý với dự thảo thông báo do công chức trình, Phụ trách bộ phận thực hiện duyệt, trình Thủ trưởng CQT (hoặc người được Thủ trưởng CQT phân công, ủy quyền) ký ban hành.

- Trường hợp đồng ý với dự thảo thông báo do Phụ trách bộ phận trình, Thủ trưởng CQT (hoặc người được Thủ trưởng CQT phân công, ủy quyền) thực hiện duyệt và ký số đích danh trên thông báo.

- Công chức được giao làm công tác văn thư thực hiện cấp số văn bản và ký số đích danh CQT trên thông báo ngay trong ngày Thủ trưởng CQT (hoặc người được Thủ trưởng CQT phân công, ủy quyền) ký số trên thông báo.

- Cổng điện tử tự động gửi thông báo cho NNT chậm nhất 15 phút kể từ thời điểm công chức được giao làm công tác văn thư cấp số văn bản và ký số đích danh CQT, theo phương thức quy định tại khoản 3 Điều này.

Thời gian trình, phê duyệt và ký số của công chức, Phụ trách bộ phận, Thủ trưởng CQT (hoặc người được Thủ trưởng CQT phân công, ủy quyền) được quy định cụ thể tại Chương II Quy trình này đối với từng loại thông báo.

(2) Đối với thông báo không thuộc thẩm quyền ký của Thủ trưởng CQT:

- Cổng điện tử hoặc Hệ thống HĐĐT tự động tạo lập thông báo.

- Cổng điện tử tự động sử dụng chữ ký nhân danh của Tổng cục Thuế để ký và tự động gửi cho NNT theo phương thức quy định tại khoản 3 Điều này.

Trình tự ban hành thông báo điện tử của CQT về hóa đơn điện tử gửi người nộp thuế như thế nào?

Trình tự ban hành thông báo điện tử của CQT về hóa đơn điện tử gửi người nộp thuế như thế nào?

Nguyên tắc đồng bộ dữ liệu từ các phần mềm ứng dụng tác nghiệp đến Cổng điện tử và Hệ thống HĐĐT thế nào?

Căn cứ tại khoản 5 Điều 6 Quyết định 1447/QĐ-TCT năm 2021 quy định như sau:

Nguyên tắc chung áp dụng trên Cổng điện tử và Hệ thống hóa đơn điện tử
...
5. Nguyên tắc đồng bộ dữ liệu từ các phần mềm ứng dụng tác nghiệp (TMS, TTR, TPR, ETAX) đến Cổng điện tử và Hệ thống HĐĐT:
- Dữ liệu được đồng bộ là dữ liệu đã được cập nhật vào phần mềm ứng dụng tác nghiệp theo Quy trình quản lý thuế liên quan.
- Tần suất đồng bộ: 2 lần/1 ngày.
- Thời gian đồng bộ:
+ 0 giờ đến 1 giờ: Đồng bộ dữ liệu lần thứ nhất trong ngày đối với dữ liệu đã được nhập vào phần mềm ứng dụng tác nghiệp từ 12h đến 24h của ngày hôm trước;
+ 12 giờ đến 13 giờ: Đồng bộ dữ liệu lần thứ hai trong ngày đối với dữ liệu đã được nhập vào phần mềm ứng dụng tác nghiệp từ 0h đến 12h.

Theo đó, việc đồng bộ dữ liệu từ các phần mềm ứng dụng tác nghiệp (TMS, TTR, TPR, ETAX) đến Cổng điện tử và Hệ thống HĐĐT thực hiện theo nguyên tắc sau:

- Chỉ đồng bộ dữ liệu đã được cập nhật vào phần mềm ứng dụng tác nghiệp theo Quy trình quản lý thuế liên quan.

- Tần suất đồng bộ là 2 lần/1 ngày.

- Thời gian đồng bộ:

+ Đồng bộ dữ liệu lần thứ nhất trong ngày đối với dữ liệu đã được nhập vào phần mềm ứng dụng tác nghiệp từ 12h đến 24h của ngày hôm trước được tiến hành từ 0 giờ đến 1 giờ:

+ Đồng bộ dữ liệu lần thứ hai trong ngày đối với dữ liệu đã được nhập vào phần mềm ứng dụng tác nghiệp từ 0h đến 12h được tiến hành từ 12 giờ đến 13 giờ.

Nội dung ghi trên hóa đơn là những nội dung gì?

Căn cứ tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về nội dung ghi trên hoá đơn như sau:

- Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn. Cụ thể như sau:

+ Tên hóa đơn là tên của từng loại hóa đơn quy định tại Điều 8 Nghị định này được thể hiện trên mỗi hóa đơn, như: Hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn giá trị gia tăng kiêm tờ khai hoàn thuế, hóa đơn giá trị gia tăng kiêm phiếu thu, hóa đơn bán hàng, hóa đơn bán tài sản công, tem, vé, thẻ, hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia.

+ Ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

- Tên liên hóa đơn áp dụng đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

- Số hóa đơn

- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán

- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua (nếu có)

- Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.

- Chữ ký của người bán, chữ ký của người mua

- Thời điểm lập hóa đơn thực hiện theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch.

- Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử.

- Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.

- Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại (nếu có).

- Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hóa đơn đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.

- Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn

- Nội dung khác trên hóa đơn như thông tin về biểu trưng hay lo-go để thể hiện nhãn hiệu, thương hiệu hay hình ảnh đại diện của người bán.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}