Sắp tới Bộ y tế và BHXH Việt Nam sẽ triển khai dùng Căn cước công dân gắn chip để khám bệnh thay Bảo hiểm y tế?

Cho tôi hỏi có phải sắp tới sẽ không dùng BHYT nữa mà thay vào đó sử dụng căn cước công dân hay không? Thủ tướng quy định về triển khai mục tiêu này như thế nào? Mong được giải đáp thắc mắc, tôi cảm ơn!

Có quy định về khám chữa bệnh bằng CCCD gắn chip thay BHYT hay không?

Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục II Quyết định 06/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định về mục tiêu Nhóm tiện ích phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến năm 2022:

- Bảo đảm từng bước thay thế các giấy tờ cá nhân trên cơ sở tích hợp, xác thực các thông tin, giấy tờ cá nhân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để chỉ cần sử dụng thẻ Căn cước công dân, ứng dụng Định danh điện tử quốc gia (VNEID), trong đó, tập trung thực hiện ngay đối với một số giấy tờ như: Bảo hiểm y tế, bằng lái xe, giấy phép lái xe, mã số chứng chỉ hoặc giấy phép hành nghề, tiêm chủng, y tế, giáo dục, thẻ cán bộ, công chức, viên chức…

- Phát triển, hoàn thiện và triển khai hiệu quả ứng dụng di động Công dân số từ VNEID trên cơ sở mở rộng tích hợp các thông tin, dịch vụ như y tế, bảo hiểm, giấy phép lái xe, ngân hàng, thanh toán điện tử, ứng cứu khẩn cấp, phản ánh hiện trường, tố giác tội phạm...

Như vây, Chính phủ đã đề ra mục tiêu về cung cấp dịch vụ tích hợp thông tin y tế vào Căn cước công dân.

Sắp tới sẽ dùng Căn cước công dân để đi khám bệnh thay Bảo hiểm y tế? Bộ y tế và BHXH Việt Nam triển khai thực hiện như thế nào?

Sắp tới Bộ y tế và BHXH Việt Nam sẽ triển khai dùng Căn cước công dân để đi khám bệnh thay Bảo hiểm y tế?

Bộ y tế quy định như thế nào về triển khai người bệnh có CCCD gắn chíp tích hợp mã thẻ BHYT?

Theo Công văn 931/BYT-CH năm 2022 quy định như sau:

Để thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ, tạo thuận lợi cho người dân khi đi khám bệnh, chữa bệnh (KCB) BHYT, Bộ Y tế đề nghị Thủ trưởng các đơn vị chuẩn bị kế hoạch và nguồn lực để triển khai tiếp đón, tổ chức KCB cho người bệnh có CCCD gắn chíp tích hợp mã thẻ BHYT hoặc qua ứng dụng VNEID, trong đó cần lưu ý một số nội dung sau:

- Cơ sở KCB thông báo công khai cho người bệnh biết và triển khai tiếp đón người bệnh khi đi KCB BHYT bằng CCCD có gắn chíp hoặc qua ứng dụng VNEID (chỉ áp dụng đối với công dân đã đăng ký thành công tài khoản định danh điện tử do Bộ Công an cung cấp).

- Đối với người bệnh đã được cấp CCCD có gắn chíp: Trường hợp khi kiểm tra CCCD (quét mã QR code) hoặc qua ứng dụng VNEID đã có thông tin hợp lệ về tham gia BHYT thì cơ sở KCB thực hiện kiểm tra, đối chiếu thông tin về BHYT và tiếp đón người bệnh theo quy trình KCB BHYT hiện hành; đồng thời thông tin cho người bệnh biết để đi KCB BHYT kể từ lần sau bằng CCCD gắn chíp hoặc bằng ứng dụng VNEID;

+ Trường hợp khi kiểm tra thông tin nhưng không có thông tin hợp lệ về tham gia BHYT: Giải thích để người bệnh đó biết tình trạng của thẻ BHYT trên CCCD chưa thể thực hiện được; thực hiện tiếp đón người bệnh theo quy trình KCB BHYT hiện hành (xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân có ảnh).

- Đối với người bệnh chưa được cấp CCCD có gắn chíp: Thực hiện tiếp đón người bệnh theo quy trình KCB BHYT hiện hành (xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân có ảnh).

Như vậy, thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế ban hành Công văn số 931/BYT-BH về việc hướng dẫn triển khai thí điểm KCB BHYT bằng CCCD gắn chíp.

Thời gian hoàn thành dịch vụ chuyển đổi CCCD để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội như thế nào?

Tại tiểu mục 3 Mục II Quyết định 06/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định:

- Triển khai ứng dụng các tính năng của chip điện tử gắn trên thẻ Căn cước công dân và ứng dụng VNEID trong các lĩnh vực của đời sống, xã hội nhất là các lĩnh vực chuyển đổi số mạnh nhất như: Ngân hàng (mở tài khoản, nhận biết khách hàng, thanh toán, cho vay, ví điện tử.,.), tài chính, viễn thông, điện, nước.

+ Cơ quan thực hiện: Bộ Công an và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

+ Thời gian hoàn thành: Trong tháng 9 năm 2022.

- Xây dựng mô hình, tổ chức triển khai hoạt động định danh và xác thực điện tử phục vụ phát triển kinh tế, xã hội với việc tham gia mạnh mẽ từ các doanh nghiệp trong hoạt động cung cấp dịch vụ định danh và xác thực điện tử.

+ Cơ quan thực hiện: Bộ Công an, các doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

+ Thời gian hoàn thành: Trong tháng 01 năm 2023.

- Xây dựng phương án để các tổ chức định danh và xác thực điện tử thực hiện việc kinh doanh dịch vụ định danh và xác thực điện tử cho các lĩnh vực của đời sống, xã hội đáp ứng nhu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong sản xuất, kinh doanh trên nền tảng định danh và xác thực điện tử do Bộ Công an cung cấp.

+ Cơ quan thực hiện: Bộ Công an và các doanh nghiệp.

+ Thời gian hoàn thành: Trong tháng 01 năm 2023.

- Xây dựng nền tảng kết nối ký số, hỗ trợ xác thực các doanh nghiệp trong cung cấp chứng thư số cho các ứng dụng giao dịch điện tử, liên thông với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

+ Cơ quan thực hiện: Bộ Công an và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

+ Thời gian hoàn thành: Trong tháng 6 năm 2023.

Lê Nguyễn Cẩm Nhung

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

58 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}