Quy trình chào giá trực tuyến thông thường gồm 8 nội dung nào căn cứ theo quy định tại Nghị định 24/2024/NĐ-CP?

Quy trình chào giá trực tuyến thông thường gồm 8 nội dung nào căn cứ theo quy định tại Nghị định 24/2024/NĐ-CP? câu hỏi từ Anh K - TPHCM

Quy trình chào giá trực tuyến thông thường theo Nghị định 24/2024/NĐ-CP là như thế nào?

Theo điều Điều 100 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, quy trình chào giá trực tuyến thông thường bao gồm:

(1) Trên cơ sở kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt, việc tổ chức chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường được thực hiện tại bước đánh giá về tài chính, làm căn cứ để so sánh hồ sơ dự thầu và xếp hạng nhà thầu.

(2) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu:

Việc lập, thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu thực hiện theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.

Đối với gói thầu có giá gói thầu dưới 05 tỷ đồng, thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 05 ngày làm việc kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời thầu được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu.

(3) Hồ sơ mời thầu còn phải bao gồm nội dung quy định tại Điều 24 Nghị định 24/2024/NĐ-CP và có tối thiểu các thông tin sau liên quan đến quá trình chào giá trực tuyến:

- Thông báo về việc áp dụng chào giá trực tuyến trong quá trình lựa chọn nhà thầu.

- Các yếu tố khác ngoài giá mà nhà thầu được phép thay đổi (nếu có) và công thức quy đổi để so sánh, xếp hạng nhà thầu.

(4) Tổ chức lựa chọn nhà thầu: thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.

(5) Đánh giá hồ sơ dự thầu và tổ chức chào giá trực tuyến:

- Việc đánh giá hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Điều 97 Nghị định 24/2024/NĐ-CP;

- Danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật được thẩm định, phê duyệt.

Trên cơ sở danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, bên mời thầu gửi thông báo mời tham gia chào giá trực tuyến trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đến các nhà thầu có tên trong danh sách trong thời hạn tối thiểu 03 ngày làm việc trước ngày có thời điểm bắt đầu chào giá trực tuyến.

- Nhà thầu quyết định việc tham gia chào giá trực tuyến theo thông báo của bên mời thầu. Trường hợp nhà thầu được mời tham gia chào giá trực tuyến nhưng không tham gia thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu sẽ tiếp tục được đánh giá về tài chính căn cứ theo hồ sơ dự thầu đã nộp trước thời điểm đóng thầu.

(6) Ghi nhận kết quả chào giá trực tuyến:

- Nhà thầu tham gia chào giá trực tuyến trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Thời gian chào giá trực tuyến tối thiểu là 03 giờ kể từ thời điểm bắt đầu chào giá trực tuyến;

- Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia ghi nhận giá chào cuối cùng của từng nhà thầu tại thời điểm kết thúc chào giá trực tuyến và danh sách xếp hạng nhà thầu,

- Việc xét duyệt trúng thầu thực hiện theo quy định tại Điều 61 Luật Đấu thầu 2023 căn cứ vào giá dự thầu và các yếu tố ngoài giá (nếu có) tại thời điểm kết thúc chào giá trực tuyến của nhà thầu xếp thứ nhất.

(7) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu:

Việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.

(8) Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng:

Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu và các tài liệu liên quan khác. Việc hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 32 và Điều 33 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.

Quy trình chào giá trực tuyến thông thường gồm 8 nội dung nào căn cứ theo quy định tại Nghị định 24/2024/NĐ-CP?

Quy trình chào giá trực tuyến thông thường gồm 8 nội dung nào căn cứ theo quy định tại Nghị định 24/2024/NĐ-CP? (Hình từ Internet)

Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng được áp dụng chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường đúng không?

Theo điều Điều 98 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện áp dụng chào giá trực tuyến như sau:

Điều kiện áp dụng chào giá trực tuyến
1. Chào giá trực tuyến bao gồm chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường và chào giá trực tuyến theo quy trình rút gọn.
2. Chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường được áp dụng trong các trường hợp sau dây:
a) Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;
b) Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng, có sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp, tiêu chuẩn đánh giá quan trọng nhất là giá, không có hoặc ít có yếu tố tác động của chi phí vòng đời;
...

Vậy, gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng được áp dụng chào giá trực tuyến, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng, có sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp, tiêu chuẩn đánh giá quan trọng nhất là giá, không có hoặc ít có yếu tố tác động của chi phí vòng đời thì được áp dụng chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường.

Chào giá trực tuyến khi lựa chọn nhà thầu qua mạng phải đáp ứng nguyên tắc gì?

Theo Điều 99 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, việc thực hiện chào giá trực tuyến khi lựa chọn nhà thầu qua mạng phải đáp ứng các nguyên tắc như sau:

- Nhà thầu có thể liên tục thay đổi mức giá, các yếu tố khác ngoài giá (nếu có) trong thời gian chào giá trực tuyến.

Mức giá, các yếu tố khác ngoài giá (nếu có) do các nhà thầu chào được công khai trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được công khai trong quá trình chào giá, trừ tên nhà thầu.

Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia tự động xếp hạng và công khai thứ tự xếp hạng của nhà thầu tương ứng với mức giá, các yếu tố khác ngoài giá (nếu có) trong thời gian chào giá trực tuyến; thời gian còn lại của quá trình chào giá trực tuyến.

- Trường hợp giá dự thầu là yếu tố duy nhất được phép chào lại và gói thầu đánh giá theo phương pháp giá thấp nhất mà có nhiều nhà thầu cùng chào giá thấp nhất thì nhà thầu chào giá đầu tiên thấp nhất trúng thầu.

- Trường hợp không sử dụng phương pháp giá thấp nhất, Hệ thống mạng đầu thầu quốc gia tự động xếp hạng nhà thầu theo tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu mà có nhiều nhà thầu cùng xếp hạng thứ nhất thì nhà thầu xếp hạng thứ nhất đầu tiên trúng thầu.

- Thời điểm kết thúc chào giá trực tuyến phải trong giờ hành chính.

- Giá chào không được cao hơn giá gói thầu và không được cao hơn giá chào thấp nhất đối với trường hợp giá là yếu tố duy nhất được chào lại.

Trường hợp giá dự thầu sau giảm giá (nếu có) của tất cả nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật vượt giá gói thầu và không có nhà thầu nào tham gia chào giá trực tuyến đối với chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường thì chủ đầu tư xử lý tình huống theo quy định tại điểm b hoặc điểm c hoặc điểm d khoản 8 Điều 131 của Nghị định 24/2024/NĐ-CP.

Theo đó, việc thực hiện chào giá trực tuyến khi lựa chọn nhà thầu qua mạng phải đáp ứng 5 nguyên tắc nêu trên.

Phan Thị Phương Hồng

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}