Danh mục 9 thủ tục hành chính nội bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý Bộ VHTTDL trong lĩnh vực thư viện gồm thủ tục nào?

Danh mục 9 thủ tục hành chính nội bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý Bộ VHTTDL trong lĩnh vực thư viện gồm thủ tục nào? Câu hỏi từ anh A - TPHCM

Danh mục 9 thủ tục hành chính nội bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ VHTTDL trong lĩnh vực thư viện gồm thủ tục nào?

Căn cứ Quyết định 997/QÐ-BVHTTDL 2024 công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính Nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong lĩnh vực thư viện quy định rõ danh mục 9 thủ tục hành chính nội bộ như sau:

Thủ tục hành chính

Thủ tục thông báo thành lập thư viện chuyên ngành ở Trung ương là thư viện công lập; thư viện cấp tỉnh

Thủ tục thông báo sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thư viện chuyên ngành ở Trung ương; thư viện công lập và thư viện cấp tỉnh

Thủ tục thông báo giải thể thư viện chuyên ngành ở Trung ương là thư viện công lập; thư viện cấp tỉnh

Thủ tục thông báo thành lập thư viện chuyên ngành ở cấp tỉnh, thư viện đại học là thư viện công lập; thư viện cấp huyện

Thủ tục thông báo sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thư viện chuyên ngành ở cấp tỉnh, thư viện đại học là thư viện công lập; thư viện cấp huyện

Thủ tục thông báo giải thể thư viện chuyên ngành ở cấp tỉnh, thư viện đại học là thư viện công lập; thư viện cấp huyện

Thủ tục thông báo thành lập thư viện cấp xã; thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác là thư viện công lập

Thủ tục thông báo sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thư viện cấp xã; thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác là thư viện công lập

Thủ tục thông báo giải thể thư viện cấp xã; thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác là thư viện công lập

Danh mục 9 thủ tục hành chính nội bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý Bộ VHTTDL trong lĩnh vực thư viện gồm thủ tục nào?

Danh mục 9 thủ tục hành chính nội bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý Bộ VHTTDL trong lĩnh vực thư viện gồm thủ tục nào? (Hình từ Internet)

8 loại thư viện hiện nay là những loại hình nào?

Căn cứ Điều 9 Luật Thư viện 2019, Thư viện bao gồm 08 loại sau đây:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam;

- Thư viện công cộng;

- Thư viện chuyên ngành;

- Thư viện lực lượng vũ trang nhân dân;

- Thư viện cơ sở giáo dục đại học (sau đây gọi là thư viện đại học);

- Thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác;

- Thư viện cộng đồng và thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng;

- Thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam.

Ngoài ra, Thư viện được tổ chức theo 02 mô hình sau đây:

- Thư viện công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu được tổ chức theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập hoặc phù hợp với mô hình của cơ quan, tổ chức chủ quản;

- Thư viện ngoài công lập do tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài, cộng đồng dân cư đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và được tổ chức theo mô hình doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp ngoài công lập hoặc mô hình khác.

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện ra sao?

Căn cứ Điều 45 Luật Thư viện 2019 quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện như sau:

- Bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật, kinh phí, nhân sự cho thư viện hoạt động và phát triển theo quy định của pháp luật.

- Quản lý tổ chức và nhân sự thư viện.

- Ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của thư viện theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi về nghề nghiệp cho người làm công tác thư viện.

- Khuyến khích tổ chức, cá nhân nộp tài liệu học tập, bài giảng, tài liệu tham khảo, khóa luận, đồ án, luận văn, luận án, kết quả nghiên cứu khoa học cho thư viện thuộc cơ sở giáo dục, thư viện thuộc cơ quan, tổ chức nơi học tập, nghiên cứu, công tác.

- Vận động cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương cung cấp miễn phí cho thư viện tài liệu, xuất bản phẩm, ấn phẩm do cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương xuất bản.

- Có phương án chuyển giao tài nguyên thông tin và tiện ích thư viện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động của thư viện công lập.

- Kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong hoạt động thư viện theo quy định của pháp luật.

- Thông báo bằng văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động thư viện.

- Bảo đảm điều kiện về phòng cháy và chữa cháy; bảo vệ môi trường và phòng, chống thiên tai theo quy định của pháp luật.

- Bảo đảm thư viện trong cơ sở giáo dục có nguồn tài nguyên thông tin phát triển; gắn hoạt động thư viện với chương trình học phù hợp với chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục; phân công lãnh đạo trực tiếp phụ trách thư viện và bố trí người làm công tác thư viện có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với hoạt động thư viện.

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập thư viện có trách nhiệm tạo điều kiện cho người lao động Việt Nam làm việc tại thư viện được tham gia các tổ chức, đoàn thể và hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Phan Thị Phương Hồng

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}