Chi phí khám chữa bệnh 1 lần được bảo hiểm y tế chi trả mức 100% thay đổi ra sao khi thực hiện cải cách tiền lương?

Chi phí khám chữa bệnh 1 lần được bảo hiểm y tế chi trả mức 100% thay đổi ra sao khi thực hiện cải cách tiền lương? Chị T ở Hà Nội.

Chi phí khám chữa bệnh 1 lần được bảo hiểm y tế chi trả mức 100% thay đổi ra sao khi thực hiện cải cách tiền lương?

Tại Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 có quy định từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.

Tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đã nêu ra những bất cập về hệ thống bảng lương hiện hành như sau:

I- TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN
...
2. Bên cạnh kết quả đạt được, chính sách tiền lương vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Chính sách tiền lương trong khu vực công còn phức tạp, thiết kế hệ thống bảng lương chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; còn mang nặng tính bình quân, không bảo đảm được cuộc sống, chưa phát huy được nhân tài, chưa tạo được động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động. Quy định mức lương cơ sở nhân với hệ số không thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương. Có quá nhiều loại phụ cấp, nhiều khoản thu nhập ngoài lương do nhiều cơ quan, nhiều cấp quyết định bằng các văn bản quy định khác nhau làm phát sinh những bất hợp lý, không thể hiện rõ thứ bậc hành chính trong hoạt động công vụ. Chưa phát huy được quyền, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc đánh giá và trả lương, thưởng, gắn với năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Theo đó, Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thống nhất cải cải cách tiền lương 2024 theo hướng:

Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.

Hiện nay, mức lương cơ sở đang làm cơ sở tham chiếu cho việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh của quỹ bảo hiểm y tế.

Cụ thể, chi phí khám chữa bệnh 1 lần được bảo hiểm y tế chi trả 100% dựa trên mức lương cơ sở được quy định tại Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:

Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

- 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở;

- 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;

Như vậy, theo quy định hiện hành thì đối với trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế hưởng bảo hiểm y tế với mức do quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh là 100% dựa trên mức lương cơ sở. Tuy nhiên, từ 01/7/2024 thì mức lương cơ sở sẽ bị bãi bỏ khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27. Do đó, từ 01/7/2024 mức lương cơ sở làm tham chiếu cho chi phí khám chữa bệnh sẽ bị bãi bỏ từ đó mức hưởng đối với trường hợp chi phí khám chữa bệnh 1 lần được bảo hiểm y tế chi trả 100% cũng sẽ thay đổi.

Theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ, sự thay đổi này mở ra một hướng đi mới, nơi mà các quy định về chi phí y tế được điều chỉnh để phù hợp hơn với tình hình kinh tế - xã hội hiện tại. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cách thức người dân tiếp cận các dịch vụ y tế mà còn phản ánh một sự thay đổi lớn trong chính sách an sinh xã hội. Sự thay đổi này dự kiến sẽ mang lại những lợi ích nhất định cho người dân.

Chi phí khám chữa bệnh 1 lần được bảo hiểm y tế chi trả mức 100% thay đổi ra sao khi thực hiện cải cách tiền lương?

Chi phí khám chữa bệnh 1 lần được bảo hiểm y tế chi trả mức 100% thay đổi ra sao khi thực hiện cải cách tiền lương?

Căn cứ đóng bảo hiểm y tế 2024 theo quy định hiện hành như thế nào?

Căn cứ đóng bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành là tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp mà cụ thể được quy định tại Điều 14 Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 như sau:

- Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương tháng theo ngạch bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

- Đối với người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của người sử dụng lao động thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương, tiền công tháng được ghi trong hợp đồng lao động.

- Đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hằng tháng thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.

- Đối với các đối tượng khác thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là mức lương cơ sở.

- Mức tiền lương tháng tối đa để tính số tiền đóng bảo hiểm y tế là 20 lần mức lương cơ sở.

Như đã phân tích ở trên, từ 01/7/2024 thì mức lương cơ sở sẽ bị bãi bỏ khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 nên căn cứ đóng bảo hiểm y tế dựa trên mức lương cơ sở cũng sẽ bị thay đổi.

Bảo hiểm y tế là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 thì bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi 2014) để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Phạm Phương Khánh

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}