Các mức trợ cấp BHXH nào sẽ thay đổi với quân đội, công an từ ngày 01/07/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương?

Các mức trợ cấp BHXH nào sẽ thay đổi với quân đội, công an từ ngày 01/07/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương? Câu hỏi của bạn T.Q ở Hà Nội.

Các mức trợ cấp BHXH nào sẽ thay đổi với quân đội, công an từ ngày 01/07/2024?

Từ ngày 01/07/2024 bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.

Theo đó sau cải cách tiền lương sẽ xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ, công chức, viên chức thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng

Hiện nay đang quy định một số khoản trợ cấp gắn với mức lương cơ sở bao gồm:

Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau.

Trợ cấp 1 lần khi sinh con, nhận nuôi con nuôi.

Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản; trợ cấp mai táng.

Trợ cấp tuất hằng tháng.

...

Để đảm bảo thực hiện thống nhất các quy định pháp luật sau khi cải cách tiền lương tại Mục 6 Phần III Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 đã đưa ra nhiệm vụ sẽ sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật có liên quan đến chính sách tiền lương trong khu vực công.

Như vậy, căn cứ theo các nội dung nêu trên thì các khoản trợ cấp BHXH đang gắn với lương cơ sở sau khi thay đổi bảng lương từ 01/7/2024 lương cơ sẽ bị bãi bỏ có thể sẽ được sửa đổi để phù hợp.

Tại Tờ trình 527/TTr-CP của Chính phủ về Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) ngày 10/10/2023 Chính phủ đang đề xuất sửa đổi các trợ cấp gắn với mức lương cơ sở theo hướng quy định bằng số tiền cụ thể (bằng với mức tuyệt đối của quy định hiện hành), đồng thời quy định các mức này được điều chỉnh khi Chính phủ điều chỉnh lương hưu và trợ cấp BHXH.

Theo đó, khi thực hiện cải cách tiền lương 2024, các mức trợ cấp gắn liền với mức lương cơ sở có thể sẽ được thay đổi.

Các mức trợ cấp BHXH nào sẽ thay đổi với quân đội, công an từ ngày 01/07/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương?

Các mức trợ cấp BHXH nào sẽ thay đổi với quân đội, công an từ ngày 01/07/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương? (Hình từ internet)

3 Bảng lương quân đội, công an nào chính thức áp dụng từ 01/7/2024?

Ngày 10/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Đáng chú ý, Nghị quyết dành Điều 3 về thực hiện chính sách tiền lương.

Cụ thể, Nghị quyết nêu rõ, từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.

Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước.

Đồng thời, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.

Từ ngày 01/07/2024, bảng lương của quân đội, công an được xây dựng như sau:

- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.

- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.

- Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.

*Theo đó, cơ cấu tiền lương mới của quân đội, công an được thiết kế như sau:

- Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương)

- Các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương).

- Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).

Xây dựng, ban hành hệ thống 3 bảng lương mới đối với quân đội, công an theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, gồm:

- 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm).

- 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an

- 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).

Như vậy, từ ngày 01/07/2024, bảng lương chính thức của quân đội, công an sẽ được hưởng lương theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm đối với sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an.

Đối với quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an sẽ có 1 bảng lương riêng.

Đối với công nhân quốc phòng, công nhân công an sẽ có 1 bảng lương riêng và sẽ giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).

Lộ trình cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 ra sao?

Căn cứ vào Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có đề ra lộ trình cải cách tiền lương như sau:

Từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030

Đối với khu vực công

- Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.

- Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

- Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.

- Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

- Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.

Đối với khu vực doanh nghiệp

- Từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.

- Thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025 và tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.

Võ Thị Mai Khanh

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}