Bài dự thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư năm 2024 được viết theo hướng dẫn như thế nào?

Bài dự thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư năm 2024 được viết như thế nào? chị B.H - Hà Nội

Bài dự thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư năm 2024 được viết như thế nào?

tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch 2858-KH/HVCTQG năm 2024 có hướng dẫn định hướng chủ đề tác phẩm tham gia Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư năm 2024 như sau:

Bài dự thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư năm 2024 được định hướng như sau:

Nhóm 1. Bảo vệ, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay; bao gồm các định hướng chủ đề sau đây:

- Bối cảnh tình hình và những yêu cầu mới đặt ra đối với nhiệm vụ bảo vệ, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay.

- Bảo vệ, khẳng định giá trị, sức sống trường tồn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; những nội dung cần bổ sung, phát triển; những giải pháp cần thực hiện để nền tảng tư tưởng của Đảng luôn có sức sống trường tồn, đáp ứng yêu cầu của thời đại.

- Nhận diện, đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc bản chất khoa học, cách mạng, ý nghĩa thời đại của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Nhận diện, đấu tranh với các luận điệu muốn khu biệt hóa tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác- Lênin.

- Các yêu cầu, nguyên tắc trong vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch hiện nay và giải pháp

- Các đề xuất vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng đường lối và thực tiễn phát triển đất nước trong bối cảnh mới.

Nhóm 2. Bảo vệ, lan tỏa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự nghiệp đổi mới, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay; nhận diện và đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ, bao gồm các định hướng chủ đề sau đây:

- Lan tỏa những thành tựu đột phá, sáng tạo về lý luận trong đường lối Đổi mới của Đảng, bảo vệ vững chắc cơ đồ, vị thế, tiềm lực đất nước trong bối cảnh mới.

- Quá trình phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ thực tiễn gần 40 năm đổi mới đất nước, gắn với đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc các vấn đề lý luận, thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.

- Quá trình phát triển lý luận về đường lối đổi mới đất nước, gắn với đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc các vấn đề lý luận, thực tiễn về đường lối đổi mới đất nước.

- Nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện, đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” kết hợp xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức, cán bộ; gắn với đấu tranh phản bác luận điệu xuyên tạc về vấn đề trên.

- Kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay.

- Quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam; an sinh xã hội, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, bảo vệ môi trường thực hiện chính sách phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội gắn với đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc về vấn đề trên.

- Quá trình xây dựng và từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực gắn với đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc lý luận, thực tiễn, kết quả phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam hiện nay.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người; gắn với đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc về thành tựu bảo đảm, bảo vệ quyền con người trong thời kỳ đổi mới.

- Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, vai trò của các giai cấp, tầng lớp trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ gìn môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước; phát huy mạnh mẽ bản sắc “ngoại giao cây tre” Việt Nam; bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy, bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng gắn với đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc về những vấn đề trên.

- Xây dựng “thế trận lòng dân” trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động; nhận diện và đấu tranh với những biểu hiện mới của “diễn biến hòa bình”.

- Nhận diện, đấu tranh phản bác luận điệu mới của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “tôn giáo”, “dân tộc”, “xã hội dân sự”, “tự do ngôn luận”, “tự do báo chí”, “an sinh xã hội”, “phi chính trị hóa lực lượng vũ trang”, “lập hội” để chống Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang.

- Kiến nghị hoàn thiện chính sách phát triển đất nước thực hiện thành công khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc với mục tiêu trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI; gắn với nhận diện, đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc về vấn đề trên.

- Nhận diện, phê phán các biểu hiện lệch lạc, “lệch chuẩn” trong xã hội và trên không gian mạng.

Nhận diện và đấu tranh với những luận điệu chống phá đối với đường lối, quan điểm chỉ đạo mới của Đảng trong nghị quyết các Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII và các chính sách, pháp luật của Nhà nước mới được ban hành.

- Nhận diện, đấu tranh với những luận điệu chống phá mới về kết quả giữa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng và công tác chuẩn bị (nội dung, nhân sự, tổ chức) cho Đại hội XIV của Đảng.

Nhóm 3. Thực tiễn, kinh nghiệm tổ chức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bao gồm các định hướng chủ đề sau đây:

- Nhận thức mới về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch sau 05 năm thực hiện Nghị quyết 35-NQ/TW.

- Các yêu cầu mới trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay và giải pháp.

- Mối quan hệ giữa bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng với bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ, với xây dựng Đảng và hệ thống chính trị các cấp vững mạnh toàn diện.

- Lan tỏa những kinh nghiệm hay, những cách làm mới về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về phòng chống tiêu cực trong bối cảnh mới

- Đổi mới nội dung, phương thức, hình thức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

- Dựa vào nhân dân để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; huy động sự tham gia đông đảo của nhân dân trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.

- Bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa, nâng cao lòng yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống và lịch sử dân tộc; nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, khát vọng vươn lên; nêu cao tinh thần trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước và xã hội.

- Đổi mới cơ chế, chính sách, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, phối hợp lực lượng trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điêm sai trái, thù địch.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả, xây dựng “thế trận lòng dân” thế trận an ninh nhân dân, thế trận quốc phòng toàn dân trên các mặt trận để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

- Kinh nghiệm mới về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch sau 05 năm thực hiện Nghị quyết 35- NQ/TW và 03 năm tổ chức cuộc thi bảo vệ nên tảng tư tưởng của Đảng; đề xuất những kiến nghị, giải pháp.

Thực tiễn, kinh nghiệm bảo vệ nền tảng tư tưởng của các đảng cộng sản và công nhân trên thế giới; kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay.

Trên đây là định hướng bài dự thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư năm 2024.

Bài dự thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư năm 2024 được viết theo hướng dẫn như thế nào?

Bài dự thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư năm 2024 được viết theo hướng dẫn như thế nào? (Hình từ Internet)

Số lượng tác phẩm dự thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư năm 2024 như thế nào?

Theo thể lệ ban hành kèm theo Kế hoạch 2858-KH/HVCTQG năm 2024 có nêu rõ về số lượng tác phẩm dự thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư năm 2024 như sau:

Với các tác phẩm dạng viết, mỗi tác giả/nhóm tác giả được gửi tối đa 02 tác phẩm tham gia dự thi: 01 bài viết loại hình Tạp chí (Tạp chí in hoặc Tạp chí điện tử) và 01 bài viết loại hình Báo (Báo in hoặc Báo điện tử).

- Với các tác phẩm dạng phát thanh/truyền hình/video clip, mỗi tác giả/nhóm tác giả được gửi tối đa 03 tác phẩm dự thi: 01 tác phẩm loại hình báo nói (phát thanh); 01 tác phẩm loại hình báo hình (truyền hình) và 01 tác phẩm loại hình video clip.

Tổ chức thực hiện học tập tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh như thế nào?

Tại Mục 5 Chỉ thị 05-CT/TW năm 2016 có nêu rõ tổ chức thực hiện học tập tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh như sau:

- Tiếp tục chỉ đạo biên soạn chương trình, giáo trình về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân và các học viện, trường chính trị, trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp, bảo đảm phù hợp với từng cấp học, bậc học và với yêu cầu giáo dục, đào tạo.

- Đối với học sinh phổ thông, dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, học tập về đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với giáo dục công dân, đạo đức nghề nghiệp. Đối với học sinh đại học, cao đẳng, có các bài giảng, chuyên đề về tư tưởng Hồ Chí Minh. Đối với học sinh đại học chuyên ngành lý luận chính trị, học viên trường chính trị, đoàn thể và lực lượng vũ trang cần xây dựng hệ thống các bài giảng, chuyên đề học tập tư tưởng Hồ Chí Minh.

Võ Thị Mai Khanh

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}