Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em của Tổng Liên đoàn Lao động

Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em của Tổng Liên đoàn Lao động
Dương Châu Thanh

Nội dung nêu tại Kế hoạch 104/KH-TLĐ năm 2021 thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030 trong công nhân, viên chức, lao động do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam ban hành.

Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em của Tổng Liên đoàn Lao động

Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em của Tổng Liên đoàn Lao động (Hình từ internet)

Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em của Tổng Liên đoàn Lao động

Mục đích của kế hoạch là nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và nâng cao trách nhiệm của các cấp công đoàn, của CNVCLĐ về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Tăng cường hoạt động của các cấp công đoàn nhằm chăm lo ngày càng tốt hơn cho trẻ em là con CNVCLĐ về mọi mặt. Việc tổ chức các hoạt động phải thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, tránh lãng phí.

Theo đó, nhiệm vụ giải pháp chủ yếu để thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030 trong công nhân, viên chức, lao động được Tổng Liên đoàn Lao động hướng dẫn như sau:

- Tăng cường công tác truyền thông nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ công đoàn và công nhân, viên chức, lao động về các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030.

- Thường xuyên củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Nữ công quần chúng của công đoàn các cấp, đặc biệt Ban Nữ công quần chúng tại các khu công nghiệp, khu chế xuất; tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, tập trung nghiên cứu phát triển các mô hình hiệu quả trong chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho lao động nữ và trẻ em. Nghiên cứu xây dựng và nhân rộng mô hình chăm lo, hỗ trợ lao động nữ đơn thân nuôi con nhỏ, nghiên cứu cải tiến nhân rộng mô hình “trại hè cho con công nhân lao động”.

- Tăng cường sự chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp công đoàn đối với việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch thông qua việc xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể hàng năm về công tác trẻ em; bảo đảm việc lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em con công nhân, viên chức, lao động trong chương trình công tác hàng năm và trong cả nhiệm kỳ của công đoàn và xác định cụ thể cơ chế, nguồn lực để thực hiện.

- Làm tốt công tác chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho công nhân, viên chức, lao động; tham gia xây dựng, chính sách pháp luật liên quan đến lao động nữ và trẻ em, đặc biệt những chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn, vệ sinh lao động, nhà ở, nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân, viên chức, lao động.

- Tổ chức hiệu quả các hoạt động xã hội trong công nhân, viên chức, lao động, tạo điều kiện cho công nhân, viên chức, lao động có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ vay vốn, phát triển kinh tế gia đình; hỗ trợ con công nhân, viên chức, lao động vượt khó vươn lên trong học tập, hàng năm có chương trình hỗ trợ trẻ em con CNLĐ bị bệnh hiểm nghèo, khuyết tật, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn...

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách về trẻ em, chú trọng giám sát việc thực hiện Nghị định 105/2020/NĐ-CP về chính sách phát triển giáo dục mầm non, nhất là chính sách đối với con CNLĐ và giáo viên mầm non ở khu công nghiệp.

- Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan chức năng trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em thông qua các chương trình phối hợp cụ thể hằng năm hoặc các chương trình đột xuất.

0 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;