Hành vi ép người yêu phá thai có phải bị đi tù? Các trường hợp phá thai bị pháp luật nghiêm cấm?
Hành vi ép người yêu phá thai có phải bị đi tù? (Hình từ internet)
Hiện nay, căn cứ khoản 7 Điều 40 Luật Bình đẳng giới 2006 có quy định về các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế như sau:
Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế
...
7. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế bao gồm:
a) Cản trở, xúi giục hoặc ép buộc người khác không tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe vì định kiến giới;
b) Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi giục, ép buộc người khác phá thai vì giới tính của thai nhi.
Dựa trên quy định trên thì hiện nay pháp luật chưa có chế tài cụ thể với hành vi ép buộc người khác phá thai. Mà chỉ quy định xử phạt với hành vi xúi giục, ép buộc người khác phá thai vì giới tính của thai nhi.
Tuy nhiên, phá thai là hành động có thể gây tổn hại đến sức khỏe của người phụ nữ, vì thế mà hành vi xúi giục, ép buộc người khác phá thai có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, cụ thể:
Căn cứ theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) thì cá nhân có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của phụ nữ mà biết là có thai mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Tùy vào vào tỷ lệ tổn thương cơ thể và tính chất vụ việc, cá nhân có hành vi cố ý gây thương tích có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tương ứng tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015.
Như vậy, với hành vi ép người yêu mình phá thai và có gây tổn hại đến sức khỏe của người đó thì có thể bị đi tù đến 03 năm.
(1) Theo Điều 44 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989 quy định về quyền của phụ nữ được khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa và nạo thai, phá thai như sau
- Phụ nữ được quyền nạo thai, phá thai theo nguyện vọng, được khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa, được theo dõi sức khỏe trong thời kỳ thai nghén, được phục vụ y tế khi sinh con tại các cơ sở y tế.
- Bộ y tế có trách nhiệm củng cố, phát triển mạng lưới chuyên khoa phụ sản và sơ sinh đến tận cơ sở để bảo đảm phục vụ y tế cho phụ nữ.
- Nghiêm cấm các cơ sở y tế và cá nhân làm các thủ thuật nạo thai, phá thai, tháo vòng tránh thai nếu không có giấy phép do Bộ y tế hoặc Sở y tế cấp.
(2) Theo khoản 3 Điều 10 Nghị định 104/2003/NĐ-CP nghiêm cấm hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính bằng các biện pháp phá thai, cung cấp, sử dụng các loại hóa chất, thuốc và các biện pháp khác.
(3) Tại Danh mục kỹ thuật áp dụng chuyên khoa Phụ sản về phá thai ban hành kèm theo Quyết định 4128/QĐ-BYT năm 2020 gồm các trường hợp và biện pháp kèm theo với các trường hợp phá thai như sau:
- Phá thai bằng thuốc cho tuổi thai đến hết 9 tuần;
- Phá thai to từ 13 tuần đến 22 tuần bằng phương pháp đặt túi nước;
- Phá thai bằng thuốc cho tuổi thai đến hết 8 tuần;
- Phá thai bằng thuốc cho tuổi thai từ 13 tuần đến hết tuần 22;
- Phá thai bằng phương pháp nong và gắp từ tuần thứ 13 đến hết tuần thứ 18;
- Phá thai bệnh lý (bệnh lý mẹ, bệnh lý thai);
- Phá thai người bệnh có sẹo mổ lấy thai cũ;
- Phá thai từ tuần thứ 6 đến hết 12 tuần bằng phương pháp hút chân không;
- Phá thai bằng thuốc cho tuổi thai đến hết 7 tuần;
- Phá thai đến hết 7 tuần bằng phương pháp hút chân không.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |