Cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước và nước ngoài là gì?

Cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước và nước ngoài là gì?
Lê Trương Quốc Đạt

Cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước và cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài là gì? Và được quy định thế nào? - Khánh Duy (Long An)

Cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước và nước ngoài là gì?

Cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước và nước ngoài là gì? (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước là gì?

Theo Điều 7 Thông tư 69/2022/TT-BTC thì cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước là cơ sở có chức năng đào tạo về bảo hiểm thuộc một trong các trường hợp sau:

- Cơ sở đào tạo do cơ quan nhà nước thành lập: Viện, học viện, trường đại học;

- Cơ sở đào tạo thuộc hoặc trực thuộc các đơn vị do cơ quan nhà nước thành lập;

- Cơ sở đào tạo khác có tư cách pháp nhân được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

2. Cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài là gì?

Theo Điều 8 Thông tư 69/2022/TT-BTC thì cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài là cơ sở có chức năng đào tạo về bảo hiểm thuộc một trong các trường hợp sau:

- Cơ sở đào tạo thuộc hoặc trực thuộc cơ quan quản lý, giám sát bảo hiểm; hoặc cơ sở đào tạo do cơ quan quản lý, giám sát bảo hiểm ủy quyền thực hiện đào tạo và cấp chứng chỉ trong lĩnh vực bảo hiểm;

- Học viện nghiên cứu và đào tạo bảo hiểm ASEAN (AITRI); Hội các nhà tính toán bảo hiểm là thành viên chính thức của Hội các nhà tính toán bảo hiểm quốc tế;

- Các tổ chức đào tạo thuộc các quốc gia có thỏa thuận thừa nhận chứng chỉ bảo hiểm lẫn nhau với Việt Nam;

- Các cơ sở đào tạo thuộc các tập đoàn bảo hiểm nước ngoài, tập đoàn tái bảo hiểm nước ngoài;

- Các tổ chức đào tạo quốc tế khác: Viện Bảo hiểm và Tài chính Úc và New Zealand (ANZIIF), Viện Bảo hiểm Hoàng gia Anh (CII), Viện Đào tạo bảo hiểm Canada (IIC), Viện Quản trị rủi ro Anh (IRM), Viện Quản trị rủi ro Úc (RMIA), Viện Giám định Hoàng gia Anh (CILA), Viện Giám định Hoàng gia Úc (AICLA), Học viện Hàng hải Lloyd, Hiệp hội Cơ quan quản trị bảo hiểm nhân thọ (Life Office Management Association - LOMA), Hiệp hội Nghiên cứu và Tiếp thị Bảo hiểm nhân thọ (Life Insurance Marketing and Research Association - LIMRA).

3. Nội dung đào tạo chứng chỉ bảo hiểm

Theo Điều 9 Thông tư 69/2022/TT-BTC thì cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước đào tạo chứng chỉ bảo hiểm theo các nội dung sau:

- Nội dung đào tạo chứng chỉ bảo hiểm nhân thọ:

+ Kiến thức chung về bảo hiểm, tái bảo hiểm;

+ Kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe;

+ Pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe.

- Nội dung đào tạo chứng chỉ bảo hiểm phi nhân thọ:

+ Kiến thức chung về bảo hiểm, tái bảo hiểm;

+ Kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe;

+ Pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe.

- Nội dung đào tạo chứng chỉ bảo hiểm sức khỏe:

+ Kiến thức chung về bảo hiểm, tái bảo hiểm;

+ Kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe;

+ Pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm sức khỏe.

4. Nội dung đào tạo chứng chỉ môi giới bảo hiểm

Theo Điều 10 Thông tư 69/2022/TT-BTC thì cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước đào tạo chứng chỉ môi giới bảo hiểm theo các nội dung sau:

- Kiến thức chung về bảo hiểm và nghiệp vụ bảo hiểm:

+ Nguyên lý bảo hiểm, tái bảo hiểm;

+ Kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, sức khỏe.

- Pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm và môi giới bảo hiểm.

- Nguyên tắc, trách nhiệm, đạo đức hành nghề môi giới bảo hiểm.

- Kỹ năng và thực hành hành nghề môi giới bảo hiểm.

5. Nội dung đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm

Nội dung đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm theo Điều 11 Thông tư 69/2022/TT-BTC như sau:

- Cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm theo các nội dung sau:

+ Pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm và phụ trợ bảo hiểm;

+ Nguyên lý cơ bản về bảo hiểm;

+ Kiến thức về nghiệp vụ bảo hiểm;

+ Quy trình thực hiện các dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.

- Các nội dung đào tạo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 69/2022/TT-BTC tương ứng với loại hình bảo hiểm, nghiệp vụ bảo hiểm của từng loại chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm quy định tại Điều 6 Thông tư 69/2022/TT-BTC.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

919 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;