Các hình thức đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

Các hình thức đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
Lê Trương Quốc Đạt

Các hình thức đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thế nào? - Ánh Nhi (TPHCM)

Các hình thức đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

Các hình thức đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Các hình thức đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

Các hình thức đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo Điều 4 Nghị định 30/2016/NĐ-CP như sau:

- Hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện thông qua các hình thức theo thứ tự ưu tiên như sau:

+ Mua trái phiếu Chính phủ;

+ Cho ngân sách nhà nước vay;

+ Gửi tiền; mua trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

+ Cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội vay theo hình thức mua trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do các ngân hàng này phát hành;

+ Đầu tư vào các dự án quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

- Việc đầu tư vào hai hình thức quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 4 Nghị định 30/2016/NĐ-CP chỉ áp dụng đối với quỹ bảo hiểm thất nghiệp; số tiền đầu tư vào hai hình thức này không được vượt quá 20% số dư quỹ bảo hiểm thất nghiệp của năm trước liền kề.

- Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về các hình thức đầu tư và cơ cấu đầu tư của các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên cơ sở đề nghị của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

2. Sử dụng tiền sinh lời của hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

 Sử dụng tiền sinh lời của hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo Điều 12 Nghị định 30/2016/NĐ-CP như sau:

Toàn bộ số tiền sinh lời thu được hằng năm của hoạt động đầu tư theo quy định tại Nghị định 30/2016/NĐ-CP và số tiền lãi phát sinh trên tài khoản tiền gửi phản ánh các khoản thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng như sau:

- Trích lập quỹ dự phòng rủi ro trong hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo nguyên tắc như sau:

+ Mức trích quỹ dự phòng rủi ro hằng năm tối đa không quá 2% số tiền sinh lời của hoạt động đầu tư cho đến khi số dư quỹ dự phòng rủi ro bằng 5% số dư nợ đầu tư vào các hình thức quy định tại điểm c và điểm đ khoản 1 Điều 4 Nghị định 30/2016/NĐ-CP của năm trước liền kề. 

Mức trích cụ thể hằng năm do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định;

+ Quỹ dự phòng rủi ro được sử dụng để bù đắp cho số tiền đầu tư bị rủi ro được xử lý theo quy định tại Điều 13 Nghị định 30/2016/NĐ-CP;

+ Quỹ dự phòng rủi ro trong thời gian chưa sử dụng, được sử dụng đầu tư vào các hình thức quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 4 Nghị định 30/2016/NĐ-CP.

- Phần còn lại phân bổ vào các quỹ theo tỷ lệ số dư bình quân của từng quỹ trên tổng số dư bình quân của các quỹ trong năm và sử dụng như sau:

+ Tiền sinh lời phân bổ vào quỹ bảo hiểm xã hội sau khi trích chi phí quản lý bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật, số còn lại bổ sung vào các quỹ thành phần theo tỷ lệ số dư bình quân của từng quỹ thành phần trên tổng số dư bình quân của các quỹ thành phần trong năm;

+ Tiền sinh lời phân bổ vào quỹ bảo hiểm y tế được bổ sung vào quỹ dự phòng để điều tiết chung;

+ Tiền sinh lời phân bổ vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp được bổ sung vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

249 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;