Xin hỏi quy định mới nhất về mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực trồng trọt từ ngày 28/7/2023 là bao nhiêu? - Hữu Huy (Bắc Giang)
- Mức phạt vi phạm quy định về kiểm định ruộng giống
- Biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn CSDL quốc gia về trồng trọt
- Công bố 05 tiêu chí xác định vùng sản xuất trồng trọt tập trung
Ngày 09/6/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 31/2023/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt với nhiều nội dung đáng chú ý (có hiệu lực thi hành từ ngày 28/7/2023.
Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực trồng trọt
Theo đó, Điều 5 Nghị định 31/2023/NĐ-CP quy định mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực trồng trọt cụ thể như sau:
- Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về trồng trọt (trừ phân bón) đối với cá nhân là 50.000.000 đồng.
- Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về phân bón đối với cá nhân là 100.000.000 đồng.
- Mức phạt tiền quy định tại chương II, chương III Nghị định 31/2023/NĐ-CP là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Do đó:
+ Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về trồng trọt (trừ phân bón) đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.
+ Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về phân bón đối với tổ chức là 200.000.000 đồng.
Quy định về mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực trồng trọt (Hình từ internet)
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về trồng trọt và biện pháp khắc phục hậu quả
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về trồng trọt và biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Điều 6 Nghị định 31/2023/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Hình thức xử phạt chính:
- Cảnh cáo;
- Phạt tiền.
(2) Các hình thức xử phạt bổ sung:
- Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng; Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới; Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ kiểm định ruộng giống; Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng; Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón; Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón; Giấy phép nhập khẩu phân bón; Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón hoặc Quyết định công nhận tổ chức đủ điều kiện khảo nghiệm phân bón;
- Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
(3) Các biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
- Buộc bổ sung mẫu lưu hoặc cung cấp mẫu lưu giống cây trồng đảm bảo chất lượng hoặc buộc lưu mẫu theo đúng quy định;
- Buộc nộp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng đó;
- Buộc tiêu hủy hoặc buộc chuyển đổi mục đích sử dụng giống cây trồng đối với vi phạm về sản xuất, buôn bán, kiểm định giống cây trồng; buộc tiêu hủy hoặc buộc tái xuất giống cây trồng đối với vi phạm về nhập khẩu giống cây trồng;
- Buộc phải lưu giữ hồ sơ khảo nghiệm giống cây trồng đúng quy định;
- Buộc hủy bỏ kết quả khảo nghiệm; kết quả lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng; kết quả kiểm định lô giống; kết quả phân tích, thử nghiệm chất lượng vật liệu nhân giống cây trồng;
- Buộc xây dựng phương án sử dụng tầng đất mặt của đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa nước khi xây dựng công trình;
- Buộc thực hiện bóc riêng tầng đất mặt của đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa nước theo phương án sử dụng tầng đất mặt khi xây dựng công trình;
- Buộc thu hồi phân bón để thử nghiệm lại; sử dụng đúng mục đích nhập khẩu ghi trong Giấy phép nhập khẩu phân bón;
- Buộc tiêu hủy đối với phân bón được sản xuất không đúng loại phân bón, dạng phân bón được ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón; phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hoặc phân bón có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hết hiệu lực hoặc khi đã bị hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam;
- Buộc tái xuất, tái chế hoặc tiêu hủy phân bón;
- Buộc hủy bỏ kết quả khảo nghiệm phân bón; kết quả lấy mẫu phân bón; kết quả thử nghiệm chất lượng phân bón;
- Buộc thu hồi và tiêu hủy các loại hồ sơ, tài liệu;
- Buộc nộp lại quyết định, giấy chứng nhận, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp quyết định, giấy chứng nhận, giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó.
Mai Thanh Lợi
- Từ khóa:
- Luật Trồng trọt
- Xử phạt hành chính