Một số hình thức lừa đảo, gian lận thương mại quốc tế phổ biến

Bộ Ngoại giao đã chỉ ra một số hình thức lừa đảo, gian lận trong thương mại quốc tế phổ biến liên quan đến doanh nghiệp Việt Nam.

 

Một số hình thức lừa đảo, gian lận thương mại quốc tế phổ biến

Một số hình thức lừa đảo, gian lận thương mại quốc tế phổ biến (Hình từ Internet)

Nội dung này được đề cập tại Công văn 4188/VPCP-KTTH ngày 05/7/2022 về một số hiện tượng lừa đảo, gian lận thương mại quốc tế có liên quan đến doanh nghiệp Việt Nam và kiến nghị.

Cụ thể, một số hình thức lừa đảo, gian lận thương mại quốc tế phổ biến như sau:

(1) Lừa đảo trong xuất nhập khẩu hàng hóa, không thanh toán, không chuyển hàng như hợp đồng đã ký:

Một số doanh nghiệp Việt Nam gần đây bị lừa đảo, chiếm đoạt lô hàng tại Xri Lan-ca; Bị đối tác An-giê-ri ép giảm giá hoặc không nhận hàng sau khi hàng đã đến cảng (với lý do giá hàng hóa xuống thấp hoặc tìm được bên bán rẻ hơn); Hoặc bị ngắt liên lạc và không nhận lô hàng tại Bra-xin.

(2) Thành lập công ty “ma”, giả mạo doanh nghiệp, cung cấp các giấy tờ giả chứng minh năng lực công ty để giao dịch:

Các đối tượng tại Mê-hi-cô có thủ đoạn giả danh đại diện của các công ty môi giới, quan chức chính quyền, cơ quan tài chính để tạo niềm tin, dụ dỗ chuyển tiền đặt cọc rồi chiếm đoạt;

Một doanh nghiệp Việt Nam nhận được đề nghị thực hiện nghiên cứu thị trường hàng hải qua email của một công ty hàng hải của Bỉ và không được thanh toán sau khi gửi kết quả nghiên cứu.

(3) Giả mạo giấy tờ, đại diện ngân hàng để lấy chứng từ gốc, chiếm đoạt hàng hóa mà không thanh toán:

 Bên lừa đảo giả mạo tài khoản tại ngân hàng uy tín hoặc giả mạo cán bộ ngân hàng, cấu kết với các nhóm lừa đảo quốc tế để làm giả giấy tờ, chứng từ, cài người để lấy chứng từ gốc và chiếm đoạt lô hàng.

(4) Lừa đảo môi giới các dự án vay ưu đãi, viện trợ, đấu thầu:

Một số doanh nghiệp Việt Nam được mời tham gia các gói thầu ở châu Phi và nhận được thông báo trúng thầu cùng với đề nghị chuyển phí hoàn tất thủ tục đấu thầu; sau khi nhận được tiền, các đối tượng này cắt đứt liên lạc. 

Xem thêm tại Công văn 4188/VPCP-KTTH ngày 05/7/2022.

Quốc Đạt

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
350 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;