Luật Quy hoạch không nên tích hợp

Dự thảo Luật Quy hoạch (tích hợp) đang chỉnh sửa, nên tách phần quy hoạch xây dựng, đồng thời nên điều chỉnh phạm vi, đối tượng và nội dung quản lý của Dự án Luật Quy hoạch (tích hợp), giới hạn ở quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực.

Từ nhiều năm nay dự thảo Luật Quy hoạch đã được đưa ra bàn thảo và chưa có tiếng nói chung. Tại nhiệm kỳ trước, Chính phủ đã hơn ba lần thảo luận về Dự án Luật Quy hoạch và đã có ba lần chưa thống nhất trình Quốc hội để chuyển cho Chính phủ khóa mới tiếp tục nghiên cứu. Ngay tại thời điểm khi UBTVQH thảo luận thì vẫn còn rất nhiều ý kiến khác nhau của các đại biểu Quốc hội, nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý.

Trong tình hình hiện nay, xin đề nghị phương án xử lý tối ưu, trong phạm vi quốc gia, chỉ nên giữ lại hai loại quy hoạch: Một là, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, bao hàm các loại quy hoạch phi vật thể được điều chỉnh Luật Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Các ngành, lĩnh vực chỉ lập Chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực và các kế hoạch (dài hạn, trung hạn, ngắn hạn), các chương trình, dự án để thực hiện các mục tiêu của Chiến lược đó. Việc điều chỉnh các Chiến lược phát triển ngành có thể được thể hiện trong Luật Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

"Càng chống càng ngập" là câu nói của nhiều chuyên gia về hiện trạng hệ thống thoát nước ở Hà Nội. Nguyên nhân chủ yếu được cho là năng lực quản lý và công tác quy hoạch.

Dự thảo Luật Quy hoạch (tích hợp) đang chỉnh sửa, nên tách phần quy hoạch xây dựng, đồng thời nên điều chỉnh phạm vi, đối tượng và nội dung quản lý của Dự án Luật Quy hoạch (tích hợp), giới hạn ở quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, trên cơ sở bổ sung, sửa đổi, năng cao và nâng cấp Nghị định số 92/2006/NĐ-CP, ngày 07 tháng 09 năm 2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó đổi tên là “Luật Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội”. Nếu như thế có thể trình Quốc hội thông qua kỳ họp cuối năm 2017.

Hai là, Luật Quy hoạch xây dựng. Sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch xây dựng đô thị hiện hành, thành Luật Quy hoạch xây dựng bao gồm quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn và các quy hoạch vật thể khác gắn với hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Luật này, có thể thông qua chậm hơn vào năm 2018. 

Nếu thực hiện được như vậy thì việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án quốc gia và các bộ, ngành, địa phương không bị gián đoạn và không bị trở ngại; việc thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản về cơ bản vẫn diễn ra bình thường. Đất nước không phải trải qua một thời kỳ có các “khoảng chênh quy hoạch” và các “khoảng trống pháp lý”, hỗn loạn và vô cùng tốn kém.

Từ những luận cứ trên, đề nghị Chính phủ, Quốc hội, nhất là các đại biểu Quốc hội bình tĩnh nghiên cứu, không nên thông qua Luật Quy hoạch (tích hợp), mà nên để hai Luật độc lập song hành, là phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

Bùi Đức Hưng - Nguyên Giám đốc Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị, Bộ Xây dựng

Nguồn: Diễn đàn Doanh nghiệp

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
545 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;