Tiểu tiện trên phố có bị phạt hay không?

Hành vi tiểu tiện trên lòng đường, hè phố không chỉ gây khó chịu cho các hộ dân sinh sống gần đó mà còn làm mất mĩ quan đô thị, tạo nên hình ảnh không đẹp trong mắt bạn bè quốc tế. Vậy những người tiểu tiện trên phố sẽ bị xử phạt như thế nào?

tiểu tiện trên phố, Nghị định 155/2016/NĐ-CP

Tiểu tiện trên phố có bị phạt hay không? (Ảnh minh họa)

1. Chế tài xử phạt cho hành vi tiểu tiện trên phố

Theo đó, hành vi tiểu tiện trên phố sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Nghị định 155/2016/NĐ-CP, cụ thể, Điểm b khoản 1 Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.

Như vậy, người nào có hành vi tiểu tiện trên phố thì sẽ bị xử phạt số tiền như quy định nêu trên, mức tiền phạt cao nhất có thể lên tới 3.000.000 đồng. Ngoài việc bị phạt tiền, các cá nhân vi phạm còn có thể sẽ bị nêu tên công khai thông tin về vi phạm trên trang thông tin điện tử hoặc trên báo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm. Đây có thể nói là một mức phạt thích đáng cho những ai có hành vi tiểu tiện trên phố, bên cạnh số tiền phạt thì người vi phạm còn phải chịu sự đánh giá, chê bai từ mọi người xung quanh. Một cái giá không hề rẻ chút nào.

2. Thẩm quyền xử phạt

Theo quy định thì thẩm quyền xử phạt sẽ thuộc về Ủy ban nhân dân các cấp, công an nhân dân và thanh tra chuyên ngành. Tại các thành phố lớn (Hà Nội, Hồ Chí Minh) thì sẽ tiến hành lập ra Đội quản lý trật tự đô thị để tiến hành tổ chức kiểm tra, kịp thời phát hiện, lập biên bản để sau đó xử phạt những người có hành vi tiểu tiện trên phố.

3. Một số vướng mắc, bất cập:

- Một hành vi có 2 văn bản hướng dẫn

Hành vi tiểu tiện trên phố cũng chịu sự điều chỉnh của Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Cụ thể là tại điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định này cũng quy định chế tài xử phạt cho hành vi tiểu tiện trên phố là từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Mức tiền này có sự chênh lệnh rất lớn so với quy định tại Nghị định 155/2016/NĐ-CP. Do đó, điều này không những tạo nên hiện tượng chồng chéo quy định pháp luật mà còn khiến cho các chủ thể có thẩm quyền xử phạt gặp khó khăn trong việc quyết định mức phạt, bởi cùng một hành vi thì không thể phạt người này 100.000 đồng, phạt người khác 3.000.000 đồng được.

- Khó khăn về cơ sở vật chất: Không có một thành phố nào ở Việt Nam có hệ thống nhà vệ sinh công cộng hoàn chỉnh để phục vụ cho người dân. Đặc biệt, Việt Nam là đất nước có lượng người tiêu thụ bia hàng đầu thế giới, ở bất kì đâu cũng có thể thấy rất nhiều nhà hàng, quán nhậu, tiệm bia nên nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh rất lớn. Để chấm dứt tình trạng tiểu tiện trên phố thì việc chỉ đặt ra chế tài xử phạt là không thể mà còn phải đầu tư xây dựng hệ thống nhà vệ sinh công cộng hoàn thiện. Đây mới là mấu chốt để chấm dứt tình trạng đi vệ sinh không đúng nơi quy định diễn ra khá phổ biến hiện nay.

Căn cứ pháp lý

- Nghị định 155/2016/NĐ-CP.

Nguyên Phú

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
1234 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;