Điều 1 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định: "Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam."
“Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.” Đây là nội dung được quy định trong Luật Quốc tịch Việt Nam 2008. Theo đó, về nguyên tắc, nhà nước chỉ công nhận mỗi công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam trừ những trường hợp Luật có quy định khác thì công dân có thể có 2 quốc tịch.
Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam hoặc có mẹ là người không quốc tịch nhưng thường trú tại Việt Nam còn cha không xác định rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.
Đối với những người đã mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 26 Luật quốc tịch thì có thể xin trở lại quốc tịch Việt Nam theo luật định;
Công dân có quốc tịch Việt Nam có quyền thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài;
Công dân có quốc tịch Việt Nam cư trú trong nước hay nước ngoài nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì có thể bị tước quốc tịch Việt Nam.
Bộ Công Thương ban hành Quyết định 608/QĐ-BCT ngày 09/3/2023, trong đo sửa đổi một số thủ tục hành ...
Đến năm 2025, 80% dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng là nội dung đề cập tại Quyết định
Tôi muốn biết thủ tục cấp GCN hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Bộ LĐ-TB&XH được thực hiện thế nào? - Hồng Hải (Quảng Nam)
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |