Thủ tục cấp, gia hạn giấy phép nổ mìn

Thủ tục cấp, gia hạn giấy phép nổ mìn
Nguyễn Thị Diễm My

Thủ tục cấp, gia hạn giấy phép nổ mìn được quy định tại Quyết định 1443/QĐ-BNN-TL ngày 11/4/2023.

Thủ tục cấp, gia hạn giấy phép nổ mìn

Thủ tục cấp, gia hạn giấy phép nổ mìn (Hình từ internet)

1. Thủ tục cấp giấy phép nổ mìn

* Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

- Tiếp nhận hồ sơ:

+ Trực tiếp;

+ Qua dịch vụ bưu chính công ích.

- Quét (scan) và lưu trữ hồ sơ điện tử, cập nhật hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa chính xác theo quy định, cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ phải hướng dẫn đại diện tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;

+ Trường hợp từ chối nhận hồ sơ, cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ phải nêu rõ lý do theo mẫu Phiếu từ chối giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính;

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, chính xác theo quy định, cán bộ, công chức, viên chức lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả; chuyển hồ sơ cho lãnh đạo Cục.

* Bước 2:

Lãnh đạo Cục giao phòng chuyên môn xử lý.

* Bước 3:

Lãnh đạo phòng chuyên môn phân công chuyên viên xem xét, thẩm định hồ sơ.

* Bước 4:

- Chuyên viên phòng chuyên môn tiến hành thẩm định các tài liệu theo quy định hiện hành:

+ Trường hợp cần lấy ý kiến của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị, cá nhân liên quan về những nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp phép, phòng chuyên môn soạn thảo văn bản trình lãnh đạo Cục ký và gửi văn bản lấy ý kiến hoặc tổ chức cuộc họp (nếu cần) và tổng hợp ý kiến.

+ Trong quá trình thẩm định hồ sơ, nếu cần thiết phải đi kiểm tra thực địa, Phòng chuyên môn phối hợp với các đơn vị liên quan trong Cục và liên hệ với tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép, các cơ quan liên quan đi kiểm tra thực địa.

+ Trường hợp cần làm rõ thêm hồ sơ, phòng chuyên môn liên hệ, trao đổi với tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.

- Chuyên viên được giao xử lý hồ sơ dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Phòng xem xét:

+ Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, báo cáo kết quả thẩm định và dự thảo Giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

+ Trường hợp không đủ điều kiện cấp phép, dự thảo văn bản trả lại hồ sơ có nêu rõ lý do không cấp phép.

* Bước 5:

Lãnh đạo phòng chuyên môn trình lãnh đạo Cục xem xét, ký Giấy phép hoặc văn bản trả lại hồ sơ theo quy định.

* Bước 6:

Lãnh đạo Cục Thủy lợi xem xét và ký giấy phép hoặc văn bản trả lại hồ sơ.

* Bước 7:

Trả kết quả giải quyết TTHC:

- Văn thư Cục vào sổ, đóng dấu phát hành văn bản và lưu bản chính tại bộ phận văn thư cơ quan.

- Công chức Bộ phận Một cửa trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân; cập nhật kết quả vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ.

* Bước 8:

Lưu trữ hồ sơ, cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

2. Thủ tục gia hạn giấy phép nổ mìn

* Bước 1:

- Tiếp nhận hồ sơ:

+ Trực tiếp;

+ Qua dịch vụ bưu chính công ích.

- Quét (scan) và lưu trữ hồ sơ điện tử, cập nhật hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa chính xác theo quy định, cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ phải hướng dẫn đại diện tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;

+ Trường hợp từ chối nhận hồ sơ, cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ phải nêu rõ lý do theo mẫu Phiếu từ chối giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính;

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, chính xác theo quy định, cán bộ, công chức, viên chức lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả; chuyển hồ sơ cho lãnh đạo Cục.

* Bước 2:

Lãnh đạo Cục giao phòng chuyên môn xử lý.

* Bước 3:

Lãnh đạo phòng chuyên môn phân công chuyên viên xem xét, thẩm định hồ sơ.

* Bước 4:

- Chuyên viên phòng chuyên môn tiến hành thẩm định các tài liệu theo quy định hiện hành:

+ Trường hợp cần lấy ý kiến của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị, cá nhân liên quan về những nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp phép, phòng chuyên môn soạn thảo văn bản trình lãnh đạo Cục ký và gửi văn bản lấy ý kiến hoặc tổ chức cuộc họp (nếu cần) và tổng hợp ý kiến.

+ Trong quá trình thẩm định hồ sơ, nếu cần thiết phải đi kiểm tra thực địa, phòng chuyên môn phối hợp với các đơn vị liên quan trong Cục và liên hệ với tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép, các cơ quan liên quan đi kiểm tra thực địa.

+ Trường hợp cần làm rõ thêm hồ sơ, phòng chuyên môn liên hệ, trao đổi với tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.

- Chuyên viên được giao xử lý hồ sơ dự thảo văn bản, trình lãnh đạo phòng xem xét:

+ Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, báo cáo kết quả thẩm định và dự thảo Giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

+ Trường hợp không đủ điều kiện cấp phép, dự thảo văn bản trả lại hồ sơ có nêu rõ lý do không cấp phép.

* Bước 5:

Lãnh đạo phòng chuyên môn trình lãnh đạo Cục xem xét, ký Giấy phép hoặc văn bản trả lại hồ sơ theo quy định.

* Bước 6:

Lãnh đạo Cục Thủy lợi xem xét và ký giấy phép hoặc văn bản trả lại hồ sơ.

* Bước 7:

Trả kết quả giải quyết TTHC:

- Văn thư Cục vào sổ, đóng dấu phát hành văn bản và lưu bản chính tại bộ phận văn thư cơ quan.

- Công chức Bộ phận Một cửa trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân; cập nhật kết quả vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ.

* Bước 8:

Lưu trữ hồ sơ, cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

978 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;