Thông tư 53: Bảo dưỡng thường xuyên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

Mới đây, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư 53/2014/TT-BGTVT về bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Thông tư 53: Bảo dưỡng thường xuyên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, Thông tư 53/2014/TT-BGTVT

Thông tư 53: Bảo dưỡng thường xuyên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (Ảnh minh họa)

Theo đó, Thông tư 53/2014/TT-BGTVT quy định bảo dưỡng thường xuyên được thực hiện hàng ngày hoặc trước, sau và trong mỗi chuyến đi. Bảo dưỡng thường xuyên phải được chủ xe hoặc lái xe thực hiện để đảm bảo tình trạng kỹ thuật của xe trước khi xuất phát. Nội dung bảo dưỡng thường xuyên thực hiện như sau:

1. Kiểm tra trước khi xuất phát

Trước khi khởi động động cơ:

  • Kiểm tra tình trạng bên ngoài xe, biển số, dụng cụ mang theo xe, bình cứu hỏa, búa phá cửa sự cố, giấy tờ và các trang bị khác;

  • Kiểm tra mặt ngoài lốp, áp suất lốp, lắp đặt bánh xe (kể cả lốp dự phòng);

  • Kiểm tra nước làm mát, nước rửa kính, nhiên liệu, dầu máy, máy nén khí, bầu lọc khí, dây cu roa;

  • Kiểm tra các dây dẫn điện, máy phát điện, máy khởi động, bình ắc quy (đổ thêm nước nếu cần);

  • Kiểm tra việc liên kết của các chi tiết, đường ống;

  • Kiểm tra hành trình tự do của vô lăng, bàn đạp ly hợp, bàn đạp phanh.

Sau khi khởi động động cơ:

  • Nghe để biết sự làm việc bình thường của động cơ và hệ thống liên quan;

  •  Kiểm tra sự làm việc và giá trị chỉ báo của đồng hồ, đèn báo trên bảng điều khiển;

  • Kiểm tra sự làm việc của phanh chính và phanh đỗ;

  • Kiểm tra tình trạng và sự làm việc của đèn chiếu sáng phía trước, các đèn tín hiệu, đèn phanh, gạt nước, phun nước rửa kính;

  • Quan sát gầm xe để phát hiện sự rò rỉ của chất lỏng, khí nén.

2. Kiểm tra khi xuất phát và trong lúc vận hành xe trên đường

Khi xe khởi hành: Chú ý kiểm tra tác dụng của ly hợp, phanh, lái.

Trong quá trình xe vận hành:

  • Chú ý các âm thanh phát ra từ sự làm việc của động cơ, các hệ thống chuyển động và thân xe, thùng hàng để kịp thời phát hiện các tiếng kêu lạ;

  • Theo dõi sự chỉ báo của các đồng hồ, đèn tín hiệu;

  • Luôn chú ý đến sự làm việc và tác dụng của hệ thống phanh chính và hệ thống lái.

3. Kiểm tra và bảo dưỡng sau khi kết thúc hành trình

  • Vệ sinh bên ngoài và dưới gầm xe để phát hiện các hư hỏng sau quá trình vận hành;

  • Kiểm tra mức nhiên liệu, dầu máy, nước làm mát, nước rửa kính (bổ sung nếu thiếu);

  • Kiểm tra bánh xe, áp suất hơi lốp (kể cả lốp dự phòng);

  • Kiểm tra các liên kết của hệ thống treo, khớp nối chữ thập (các đăng), bắt chặt bánh xe, khớp cầu, khớp chuyển hướng;

  • Kiểm tra cánh quạt gió, dây cu roa;

  • Kiểm tra đầu nối của ống dẫn;

  • Kiểm tra trục lái, hành trình tự do của vô lăng, bàn đạp ly hợp, bàn đạp phanh;

  • Kiểm tra tác dụng của phanh chính và phanh đỗ;

  • Kiểm tra tình trạng của đèn chiếu sáng phía trước, các đèn tín hiệu, đèn phanh, gạt nước, phun nước rửa kính.

Chi tiết xem tại Thông tư 53/2014/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/12/2014.

Ty Na

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

604 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;