Theo đó Thông tư 49 quy định thành phần công việc của công tác lập bình đồ bằng máy đo sâu đơn tia sử dụng phương pháp định vị RTK cũng tương tự như công tác lập bình đồ bằng máy đo sâu đơn tia sử dụng phương pháp định vị DGPS, có thay đổi một số công việc sau:
- Trạm tĩnh được đặt tại mốc khống chế tọa độ và cao độ. Khoảng cách từ trạm tĩnh (Base) đến trạm động (Rover) phải căn cứ vào yêu cầu độ chính xác độ sâu được quy định tại Phụ lục 4 nhưng không vượt quá 20 km;
- Kiểm tra cao độ mực nước của trạm quan trắc mực nước với cao độ mực nước của phương pháp đo RTK ở thời điểm bắt đầu và kết thúc đo tại vị trí lân cận trạm quan trắc mực nước;
- Kiểm tra cao độ của máy định vị RTK như sau:
- Bố trí 3 điểm mốc cách nhau không quá 5 km, cao độ liên kết giữa các mốc được dẫn chuyền bằng thủy chuẩn hạng IV;
- Đặt trạm tĩnh tại một trong ba mốc, cài đặt các tham số và phát tín hiệu; giá trị độ cao tính đến mm;
- Lần lượt đặt trạm động tại 2 mốc còn lại, đo đạc và so sánh cao độ đo được từ trạm động với cao độ gốc. Sai số cao độ giữa 2 cách đo này phải nằm trong phạm vi ≤ 50 x mm (L là chiều dài giữa hai mốc để thử tính bằng km).
Xem chi tiết Thông tư 49/2017/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 15/02/2018.
-Thảo Uyên-
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của
LawNet.
Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn