Việc đưa các luận văn rao bán lên mạng khi chưa được sự đồng ý của tác giả là hành vi vi phạm luật Sở hữu trí tuệ, có thể bị xử lý về hành vi xâm phạm bản quyền tác giả đối với tác phẩm.
Luận văn hay tiểu luận tốt nghiệp đều là những sản phẩm sáng tạo mang tính trí tuệ, là thành quả, công sức lớn lao của mỗi học viên, sinh viên; thế nhưng nhiều người vì mục đích trục lợi mà đem ra rao bán khi chưa có sự đồng ý của tác giả. Gần đây nhất là sự việc nhiều cựu sinh viên trường Đại học Cần Thơ phát hiện luận văn tốt nghiệp đại học của mình được đăng và rao bán trên một website. Đây là hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Theo quy định, bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản như sao chép, phân phối (bản sao hoặc bản gốc) tác phẩm, truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác,…thì đều phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả. Thế nhưng việc rao bán luận văn trên mạng này hoàn toàn không có sự xin phép hay trả tiền thuận bút, thù lao.
Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ nêu rõ các hành vi xâm phạm quyền tác giả như sau:
Theo đó, những hành vi xâm phạm quyền tác giả sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 131/2013/NĐ-CP. Đơn cử như:
Việc các website đăng và rao bán luận văn trên mạng có thể bị xử lý theo quy định tại Khoản 2 Điều 64 Nghị định 174/2013/NĐ-CP. Cụ thể: Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi không cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử tổng hợp đúng với nội dung được quy định trong giấy phép; không trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin chính thức theo quy định.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |