Mới đây, Bộ Công Thương vừa ký ban hành Thông tư 32/2019/TT-BCT quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ.
Theo quy định, khoảng cách an toàn là khoảng cách cần thiết nhỏ nhất, theo mọi hướng tính từ vị trí nổ mìn hoặc từ nhà xưởng, kho, phương tiện chứa vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), tiền chất thuốc nổ đến các công trình, đối tượng cần bảo vệ để đảm bảo các công trình, đối tượng cần bảo vệ không bị ảnh hưởng quá mức cho phép về chấn động, sóng xung kích trong không khí, đá văng khi nổ mìn hoặc khi có sự cố cháy, nổ phương tiện, nhà xưởng, kho bảo quản vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.
Hình minh họa (nguồn internet)
Theo đó, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ (Ký hiệu: QCVN01:2019/BCT) ban hành kèm theo Thông tư 32/2019/TT-BCT quy định chi tiết về khoảng cách an toàn như sau:
Để bảo vệ nhà, công trình không bị phá hủy do chấn động nổ mìn gây ra, phải xác định khoảng cách an toàn theo quy định tại Phụ lục 7 của Quy chuẩn này.
Khoảng cách an toàn về truyền nổ đối với nhà kho VLNCN hoặc các bãi chứa VLNCN ngoài trời được xác định theo quy định tại Phụ lục 7 của Quy chuẩn này. Khoảng cách an toàn về truyền nổ phải chọn giá trị lớn nhất trong số các giá trị khoảng cách truyền nổ và không được nhỏ hơn khoảng cách an toàn về PCCC.
Để bảo vệ cho người, công trình do tác động của sóng xung kích trong không khí khi nổ mìn gây ra, khoảng cách an toàn phải được xác định theo quy định tại Phụ lục 7 của Quy chuẩn này.
Khoảng cách an toàn về đá văng được xác định theo thiết kế hoặc hộ chiếu nổ mìn. Tại khu đất trống khoảng cách về đá văng không được nhỏ hơn giá trị quy định tại Bảng 1. Khoảng cách an toàn đối với người phải chọn giá trị lớn nhất trong hai loại khoảng cách an toàn về sóng xung kích trong không khí và an toàn về đá văng.
Bảng 1. Khoảng cách an toàn do đất, đá văng khi nổ mìn
Dạng và phương pháp nổ mìn |
Khoảng cách an toàn tối thiểu, m |
I. Nổ mìn trong đất đá ở lộ thiên |
|
1. Nổ mìn ốp |
≥ 300 (1) |
2. Nổ mìn lỗ khoan nhỏ có tạo túi |
≥ 200 (2) |
3. Nổ mìn lỗ khoan nhỏ |
≥ 200 |
4. Nổ mìn buồng nhỏ (hình ống) |
≥ 200 (2) |
5. Nổ mìn lỗ khoan lớn |
≥ 200 |
6. Nổ mìn lỗ khoan lớn có tạo túi |
≥ 300 |
II. Nổ mìn phá đá tảng trong đường hầm |
≥ 400 |
III. Nổ mìn đào góc cây |
≥ 200 |
IV. Nổ mìn đào vành đai ngăn cháy rừng |
≥ 50 |
V. Nổ mìn đắp đường trên đồng lầy |
≥ 100 |
VI. Nổ mìn đào đáy sông hồ (3) (sông, hồ có nước) |
|
1. Nổ trong môi trường đất |
≥ 100 |
2. Nổ trong đất có đá |
|
- Nổ mìn trong lỗ khoan nhỏ |
≥ 50 |
- Nổ mìn ốp đến 100 kg |
≥ 200 |
- Nổ mìn ốp trên 100 kg |
≥ 300 |
VII. Nổ mìn phá kim loại |
|
1. Nổ mìn ở ngoài bãi trống |
≥ 1.500 |
2. Nổ mìn trong buồng bọc thép |
≥ 30 |
3. Nổ mìn trong phạm vi mặt bằng |
Theo thiết kế (4) |
4. Nổ mìn phá các khối có nhiệt độ cao |
≥ 30 |
5. Nổ mìn để rèn dập các chi tiết của sản phẩm |
≥ 25 |
VIII. Nổ mìn phá đổ nhà và công trình |
Theo thiết kế |
IX. Nổ mìn phá móng nhà |
Theo thiết kế |
X. Nổ mìn tạo túi các lỗ nhỏ |
≥ 50 |
XI. Nổ mìn tạo túi các lỗ khoan lớn |
≥ 100 |
XII. Nổ mìn khoan các lỗ khoan dầu khí |
≥ 20 (5) |
XIII. Nổ mìn trong công tác thăm dò địa chất |
|
1. Nổ mìn trong giếng nhỏ và trên mặt đất |
≥ 100 |
2. Nổ mìn trong lỗ khoan lớn |
≥ 30 |
XIV. Nổ mìn trên mặt bằng thi công xây dựng |
Theo thiết kế (4) |
XV. Nổ mìn buồng |
Theo thiết kế |
Chú thích:
(1) Tổng khối lượng các phát mìn ốp nổ đồng thời (bằng dây nổ hoặc kíp điện nổ tức thời) không được vượt quá 20 kg;
(2) Khi nổ ở sườn núi, đồi thì bán kính vùng nguy hiểm theo hướng văng xuống phía dưới không được nhỏ hơn 300 m;
(3) Để đề phòng các tàu thuyền đi vào vùng nguy hiểm khi nổ mìn đào đáy sông hồ phải để phao tín hiệu ở phía thượng lưu và hạ lưu cách ranh giới vùng nguy hiểm không nhỏ hơn 200 m. Trường hợp sông hồ có các bè tre, gỗ đi lại thì phao tín hiệu phía thượng lưu phải đặt cách giới hạn vùng nguy hiểm không nhỏ hơn 500 m. Về mùa nước lũ phao tín hiệu ở phía thượng lưu phải đặt cách ranh giới vùng nguy hiểm là 1.500 m;
(4) Trong bản thiết kế nổ mìn (đặc biệt là khi nổ mìn trong vùng có dân cư và trong mặt bằng thi công xây dựng) phải có một phần riêng đề cập đến các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho người;
(5) Bán kính vùng nguy hiểm có thể giảm xuống 15 m sau khi hạ thiết bị xuống lỗ khoan hoặc giếng khoan đến độ sâu hơn 60 m.
Xem thêm quy định khác tại Thông tư 32/2019/TT-BCT có hiệu lực từ 01/7/2020.
Thu Ba
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |