Đây là nội dung đáng chú ý được quy định tại Thông tư 200/2016/TT-BTC quy định việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, kinh phí cưỡng chế thi hành án.
Theo đó, tùy vào các đối tượng khác nhau thì mức chi cưỡng chế thi hành án dân sự sẽ khác nhau. Cụ thể:
1. Chi cho các thành viên tham gia họp bàn cưỡng chế thi hành án, các thành viên họp định giá và định giá lại giá tài sản cưỡng chế thi hành án:
Chủ trì: 150.000 đồng/người/ngày;
Thành viên: 100.000 đồng/người/ngày.
2. Chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia cưỡng chế thi hành án
Chấp hành viên, công chức khác làm công tác thi hành án, kiểm sát viên, cảnh sát, dân quân tự vệ, đại diện chính quyền địa phương trực tiếp tham gia cưỡng chế thi hành án:
Chủ trì: 150.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế.
Đối tượng khác: 100.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế.
Đại diện tổ dân phố, trưởng thôn, già làng, trưởng bản và các đối tượng khác được huy động tham gia cưỡng chế thi hành án dân sự trong trường hợp cần thiết: 100.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế.
3. Chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp thực hiện thông báo cưỡng chế thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án; những người trực tiếp thực hiện quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ:
Chấp hành viên, công chức khác làm công tác thi hành án, kiểm sát viên, cảnh sát: 70.000 đồng/người/ngày;
Dân quân tự vệ, đại diện chính quyền địa phương và các đối tượng khác: 100.000 đồng/người/ngày.
4. …
Xem toàn văn quy định tại Thông tư 200/2016/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
- Thanh Lâm -
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |