Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên

Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành vào ngày 16/11/2018 quy định cụ thể về việc khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên.

Theo đó Thông tư 29 quy định đối tượng của khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên gồm:

  • Diện tích không đạt tiêu chí thành rừng do khai thác kiệt;

Nương rẫy bỏ hoang, đất có trảng cỏ, cây bụi xen cây gỗ và bãi bồi cửa sông, ven biển có mật độ cây tái sinh mục đích đạt chiều cao trên 0,5m lớn hơn 500 cây/ha. Cây tái sinh mục đích phân bổ tương đối đều trên toàn diện tích hoặc có các khoảng trống dưới 1000 m2;

  • Diện tích tre, luồng, nứa, vầu, lồ ô....(sau đây viết chung là tre nứa) sau khai thác có tỷ lệ che phủ từ 20% đến dưới 60% và có khả năng tự tái sinh phục hồi thành rừng;
  • Núi đá có cây gỗ tái sinh nhưng chưa đạt tiêu chí thành rừng.

Đồng thời Thông tư 29 còn quy định nội dung biện pháp cụ thể như sau:

Đối với diện tích không đạt tiêu chí thành rừng do khai thác kiệt thực hiện các biện pháp:

  • Bảo vệ, chống chặt phá cây tái sinh hiện có và phòng cháy, chữa cháy rừng;
  • Phát dọn dây leo, cây bụi và chặt bỏ cây cong queo, sâu bệnh, cây phi mục đích;
  • Sửa gốc chồi và tỉa bớt chồi xấu, để lại mỗi gốc không quá 02 chồi và thực hiện vệ sinh rừng;

Đối với diện tích tre, luồng, nứa, vầu, lồ ô....(sau đây viết chung là tre nứa) sau khai thác có tỷ lệ che phủ từ 20% đến dưới 60% và có khả năng tự tái sinh phục hồi thành rừng thực hiện chặt những cây bị sâu bệnh, dập gãy, cụt ngọn và không được khai thác măng trong giai đoạn khoanh nuôi;

Đồng thời Thông tư 29 còn quy định các đối tượng:

  • Diện tích không đạt tiêu chí thành rừng do khai thác kiệt;
  • Diện tích tre, luồng, nứa, vầu, lồ ô....(sau đây viết chung là tre nứa) sau khai thác có tỷ lệ che phủ từ 20% đến dưới 60% và có khả năng tự tái sinh phục hồi thành rừng;

thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng và núi đá có cây gỗ tái sinh nhưng chưa đạt tiêu chí thành rừng chỉ thực hiện biện pháp bảo vệ, chống chặt phá cây tái sinh hiện có, phòng cháy và chữa cháy rừng;

Thời gian tác động đối với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là 06 năm; đối với rừng sản xuất từ 06 năm đến 08 năm; hai năm đầu tác động ít nhất 02 lần/năm, các năm sau tác động 01 lần/năm.

Xem chi tiết Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.

-Thảo Uyên-

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

2181 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;