Hướng dẫn xác định các hành vi vi phạm về khai báo trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

Hướng dẫn xác định các hành vi vi phạm về khai báo trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
Trần Thanh Rin

Tôi muốn biết các hành vi vi phạm về khai báo trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử được xác định như thế nào? – Thùy Linh (Gia Lai)

Hướng dẫn xác định các hành vi vi phạm về khai báo trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

Hướng dẫn xác định các hành vi vi phạm về khai báo trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

Ngày 20/9/2023, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư 19/2023/TT-BKHCN hướng dẫn một số điều của Nghị định 107/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định 126/2021/NĐ-CP.

Hướng dẫn xác định các hành vi vi phạm về khai báo trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

Cụ thể các các hành vi vi phạm về khai báo trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử theo Nghị định 107/2013/NĐ-CP được xác định như sau:

(1) Hành vi “Không khai báo bổ sung với cơ quan nhà nước có thẩm quyền những thông tin đã thay đổi so với hồ sơ xin cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ về tên cá nhân, tổ chức được cấp giấy phép, nhân viên phụ trách an toàn, địa chỉ cơ sở, tình trạng thiết bị bức xạ sau 10 ngày làm việc, kể từ thời điểm có sự thay đổi” (Điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định 107/2013/NĐ-CP) là hành vi của tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ không khai báo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có sự thay đổi một trong các thông tin sau:

- Tên hoặc địa chỉ được ghi trên giấy phép;

- Người phụ trách an toàn quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Năng lượng nguyên tử;

- Tình trạng của thiết bị bức xạ khi sử dụng, lưu giữ hoặc sửa chữa, thay thế bộ phận có khả năng ảnh hưởng đến tính năng an toàn, an ninh.

(2) Hành vi “Không khai báo việc sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi tiến hành hoạt động bức xạ của cơ sở có hoạt động bức xạ di động” (Điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 107/2013/NĐ-CP) là hành vi của tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ di động có một trong các vi phạm sau:

- Không khai báo bằng văn bản với Sở Khoa học và Công nghệ nơi tiến hành công việc bức xạ ít nhất 24 giờ trước khi chuyển nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ đến và đi khỏi địa phương;

- Khai báo không đầy đủ một trong các thông tin: số lượng, mã hiệu, số xê-ri, đặc trưng kỹ thuật (hoạt độ phóng xạ hoặc công suất) của nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ; thời gian, địa điểm tiến hành công việc bức xạ.

(3) Hành vi “Không khai báo chất thải phóng xạ sinh ra từ hoạt động sản xuất, sản xuất thử, chế biến, thăm dò, khai thác quặng, khoáng sản” (Điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định 107/2013/NĐ-CP) là hành vi của tổ chức, cá nhân có các hoạt động:

Sản xuất, sản xuất thử, chế biến, thăm dò, khai thác quặng, khoáng sản có sản phẩm thứ cấp, sản phẩm phụ hoặc chất thải chứa các nhân phóng xạ tự nhiên nhưng không thực hiện khai báo với Cục An toàn bức xạ và hạt nhân và Sở Khoa học và Công nghệ nơi tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiến hành hoạt động quy định tại Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 23:2023/BKHCN về chất thải chứa các nhân phóng xạ có nguồn gốc tự nhiên ban hành kèm theo Thông tư 08/2023/TT-BKHCN.

(Điều 3 Thông tư 19/2023/TT-BKHCN)

Chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

Các chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử bao gồm:

- Đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế đầu tư vào hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Tập trung đầu tư phát triển điện hạt nhân, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, đào tạo nhân lực, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ phát triển điện hạt nhân.

- Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật và đào tạo nhân lực để bảo đảm an toàn, an ninh cho các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

- Ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, phát triển văn hóa, giáo dục, phúc lợi xã hội ở khu vực có nhà máy điện hạt nhân.

- Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển điện hạt nhân.

(Điều 5 Luật năng lượng nguyên tử 2008)

Thông tư 19/2023/TT-BKHCN có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 11 năm 2023.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

294 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;