Hoạt động thẩm định giá: Phải đảm bảo độc lập về chuyên môn nghiệp vụ

Hoạt động thẩm định giá: Phải đảm bảo độc lập về chuyên môn nghiệp vụ
Nguyễn Trinh

Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của BLDS phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá. Vậy pháp luật quy định như thế nào về hoạt động này?

 

1. Tài sản thẩm định giá

Theo quy định tại Điều 31 Luật giá 2012, tài sản thẩm định giá bao gồm:

  • Tài sản của tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá;
  • Tài sản mà Nhà nước phải thẩm định giá theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Nguyên tắc hoạt động thẩm định giá

Việc thẩm định giá được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

  • Tuân thủ pháp luật, tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam. Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam được quy định chi tiết tại Điều 6 Nghị định 89/2013/NĐ-CP;
  • Chịu trách nhiệm về hoạt động thẩm định giá theo quy định của pháp luật;

  • Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, tính trung thực, khách quan của hoạt động thẩm định giá và kết quả thẩm định giá;
  • Bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật.

3. Quy trình thẩm định giá tài sản

Căn cứ nội dung tại Điều 30 Luật giá 2012, việc thẩm định giá tài sản được thực hiện theo quy trình gồm các bước sau:

  • Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá;
  • Lập kế hoạch thẩm định giá;
  • Khảo sát thực tế, thu thập thông tin;
  • Phân tích thông tin;
  • Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá;
  • Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan.

4. Kết quả thẩm định giá

Theo quy định tại Điều 32 Luật giá 2012, kết quả thẩm định giá được sử dụng làm một trong những căn cứ để cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc có quyền sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật và các bên liên quan xem xét, quyết định hoặc phê duyệt giá đối với tài sản.

  • Việc sử dụng kết quả thẩm định giá phải đúng mục đích ghi trong hợp đồng thẩm định giá hoặc văn bản yêu cầu thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Kết quả thẩm định giá chỉ được sử dụng trong thời hạn có hiệu lực được ghi trong báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá.

 

 

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

1589 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;