Công thức tính chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức khi tinh gọn bộ máy

Công thức tính chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức khi tinh gọn bộ máy
Quế Anh

Dưới đây là công thức tính chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức khi tinh gọn bộ máy.

Công thức tính chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức khi tinh gọn bộ máy (Hình từ internet)

Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 1/2025/TT-BNV ngày 17/01/2024 hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Công thức tính chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức khi tinh gọn bộ máy

Cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã quy định tại Điều 2 Thông tư này được cơ quan có thẩm quyền cho nghỉ thôi việc thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 178/2024/NĐ-CP; đồng thời được hưởng 03 khoản trợ cấp quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 9 Nghị định 178/2024/NĐ-CP như sau:

(1) Trợ cấp thôi việc:

Đối với người nghỉ thôi việc trong thời hạn 12 tháng đầu tiên:

Mức trợ cấp

=

Tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 1/2025/TT-BNV

x 0,8 x

Thời gian để tính trợ cấp thôi việc quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 178/2024/NĐ-CP

Đối với người nghỉ thôi việc từ tháng thứ 13 trở đi:

Mức trợ cấp

=

Tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 1/2025/TT-BNV

x 0,4 x

Thời gian để tính trợ cấp thôi việc quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 178/2024/NĐ-CP

(2) Trợ cấp 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:

Mức trợ cấp

=

Tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 1/2025/TT-BNV

x 1,5 x

Số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 178/2024/NĐ-CP

(2) Trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm:

Mức trợ cấp

=

Tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 1/2025/TT-BNV

x 3

Trong đó: 

- Tiền lương tháng hiện hưởng như sau:

+ Đối với người hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định

Tiền lương tháng hiện hưởng bao gồm: Mức tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp và các khoản tiền phụ cấp lương (gồm: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp trách nhiệm theo nghề; phụ cấp công vụ; phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, nếu có), cụ thể:

Tiền lương tháng hiện hưởng

=

Hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp

x

Mức lương cơ sở

+

Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có)

x

Mức lương cơ sở

+

Mức tiền các khoản phụ cấp tính theo lương ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp (nếu có)

Mức lương cơ sở để tính tiền lương tháng hiện hưởng nêu trên là mức lương cơ sở do Chính phủ quy định tại thời điểm tháng trước liền kề tháng nghỉ việc.

+  Đối với người hưởng mức lương bằng tiền theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động thì tiền lương tháng hiện hưởng là mức tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao động.

- Thời gian để tính trợ cấp thôi việc:

Thời gian để tính trợ cấp thôi việc là thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và lực lượng vũ trang:

+ Trường hợp thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 05 năm trở lên thì thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc tối đa 05 năm (60 tháng).

+ Trường hợp thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 05 năm thì thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc bằng thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

- Số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:

Thời gian để tính trợ cấp theo số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 7, khoản 2 Điều 9 và khoản 2 Điều 10 Nghị định 178/2024/NĐ-CP là tổng thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (theo sổ bảo hiểm xã hội của mỗi người) nhưng chưa hưởng trợ cấp thôi việc, mất việc làm hoặc chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần hoặc chưa hưởng chế độ phục viên, xuất ngũ. 

Trường hợp tổng thời gian để tính trợ cấp có tháng lẻ thì được tính tròn theo nguyên tắc: từ 01 tháng đến đủ 06 tháng tính là 0,5 năm; từ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng tính tròn là 01 năm.

 

0 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;