Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Trần Thanh Rin

Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là nội dung được đề cập tại Quyết định 916/QĐ-BLĐTBXH năm 2024.

Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Hình từ Internet)

Ngày 12/7/2024, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định 916/QĐ-BLĐTBXH về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 225/NQ-CP về Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 20-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới.

Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Cụ thể, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tại Nghị quyết 225/NQ-CP ngày 31/12/2023 của Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 20-CT/TW ngày 12/12/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Kế hoạch hành động với 04 nhiệm vụ và giải pháp thực hiện.

Trong đó, đối với nhiệm vụ “Rà soát, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới”, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đưa ra các nội dung như sau:

- Rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan đến lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đảm bảo bao quát các nhóm đối tượng; thường xuyên cập nhật thông tin về quy định, xu hướng di cư lao động quốc tế để xem xét, đề xuất điều chỉnh pháp luật trong nước tương ứng theo hướng tăng cường quyền lợi cho người lao động Việt Nam.

- Nghiên cứu ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến, mở rộng thị trường mới tiếp nhận lao động Việt Nam, trong đó ưu tiên các thị trường có điều kiện làm việc tốt, an toàn và có mức thu nhập cao. Có hoạt động quảng bá, giới thiệu về tiềm năng hợp tác lao động giữa Việt Nam và các quốc gia/vùng lãnh thổ thiếu hụt nguồn nhân lực.

- Hoàn thiện chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng nghề, ngoại ngữ đối với người lao động trong đó ưu tiên nhóm đối tượng là quân nhân xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, hộ nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

- Phát triển và chuẩn hóa các bộ tiêu chuẩn trong giáo dục nghề nghiệp tiếp cận chuẩn của các nước phát triển trong khu vực ASEAN và thế giới; chủ động đàm phán với bên nước ngoài trong việc công nhận bằng cấp, trình độ kỹ năng nghề và kinh nghiệm làm việc của người lao động Việt Nam.

- Có giải pháp nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người lao động, ngăn ngừa, hạn chế tình trạng người lao động vi phạm pháp luật, cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài; tăng cường cơ chế phối hợp thông tin kịp thời, hiệu quả về các vấn đề phát sinh của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài.

- Có chính sách, cơ chế hỗ trợ người lao động sau khi đi làm việc ở nước ngoài về nước tìm kiếm việc làm phù hợp nhằm phát huy hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao sau khi về nước; trong đó chú trọng đến việc ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả kết nối, tìm kiếm việc làm, rút ngắn thời gian chuyển tiếp việc làm nhằm tối ưu chi phí cơ hội cho người lao động.

Xem thêm tại Quyết định 916/QĐ-BLĐTBXH có hiệu lực thi hành từ ngày 12/7/2024.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

0 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;