Đề án nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Đề án nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Trần Thanh Rin

Bài viết dưới đây sẽ đề cập một số nội dung trong Đề án nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đề án nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Đề án nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Hình từ Internet)

Ngày 11/10/2024, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định 3458/QĐ-BNN-BVTV Phê duyệt “Đề án nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Đề án nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Cụ thể, tại Đề án nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra các nội dung như sau:

**Mục tiêu

(1) Mục tiêu chung

Ổn định và nâng cao sức khỏe đất trồng trọt trên cơ sở quản lý dinh dưỡng cây trồng hiệu quả nhằm hạn chế suy thoái đất, nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích đất trồng trọt (bao gồm đất trồng cây hằng năm và đất trồng cây lâu năm), góp phần phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, các-bon thấp và thích ứng với biến đổi khí hậu.

(2) Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

- Hoàn thiện được bộ cơ sở dữ liệu về chất lượng các loại đất chính (bao gồm các chỉ tiêu về lý, hóa và sinh học đất) và sử dụng phân bón cho các cây trồng chủ lực.

- Xây dựng được bộ chỉ tiêu và thang phân cấp chỉ tiêu đánh giá sức khỏe đất trồng trọt.

- Xây dựng, hoàn thiện được quy trình canh tác hợp lý gắn với sử dụng phân bón hiệu quả, giảm thất thoát chất dinh dưỡng trên các loại đất chính trồng các cây trồng chủ lực, góp phần ổn định và nâng cao sức khỏe đất trồng trọt, bảo vệ và phát triển đa dạng hệ sinh vật có ích, giảm phát thải khí nhà kính.

- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật và sự quan tâm của cộng đồng về quản lý sức khỏe đất trồng trọt và dinh dưỡng cây trồng từ Trung ương đến địa phương.

(3) Tầm nhìn đến năm 2050

Hoàn thành trên phạm vi toàn quốc các mục tiêu đã đề ra cho năm 2030, phấn đấu để Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đi đầu trong khu vực về năng lực và hiệu quả quản lý sức khỏe đất trồng trọt và dinh dưỡng cây trồng.

**Nhiệm vụ

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về sức khỏe đất trồng trọt và dinh dưỡng cây trồng

+ Thống nhất hệ thống phân loại đất với bộ chỉ tiêu đánh giá chất lượng đất trong toàn quốc.

+ Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sức khỏe đất trồng trọt và chất lượng phân bón.

+ Kiện toàn và nâng cao năng lực hệ thống phòng thí nghiệm, cả thiết bị và phương pháp phân tích về đánh giá đất và chất lượng phân bón phục vụ công tác quản lý về sức khỏe đất trồng trọt và chất lượng phân bón.

- Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về chất lượng các loại đất chính và sử dụng phân bón cho các cây trồng chủ lực

+ Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về chất lượng đất trồng trọt và công cụ khai thác trực tuyến cho các cây trồng chủ lực (lúa, rau, ngô, sắn, cà phê, hồ tiêu, điều, chè, cao su, cây ăn quả, dừa, hoa và cây cảnh) theo Chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên các loại đất chính.

+ Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về sử dụng phân bón và công cụ khai thác trực tuyến cho các cây trồng chủ lực trên các loại đất chính.

+ Cập nhật thống kê và số hóa cơ sở dữ liệu về chất lượng các loại đất chính và sử dụng phân bón tích hợp với bản đồ dinh dưỡng đất và bản đồ chất lượng đất cho các cây trồng chủ lực.

- Xây dựng bộ chỉ tiêu và phân cấp chỉ tiêu đánh giá sức khỏe đất trồng trọt gắn với quản lý dinh dưỡng cây trồng

Xây dựng bộ chỉ tiêu và phân cấp chỉ tiêu đánh giá sức khỏe đất về vật lý, hóa học và sinh học theo các loại đất chính và cây trồng chủ lực hài hòa với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.

- Xây dựng, hoàn thiện quy trình canh tác hợp lý gắn với sử dụng phân bón hiệu quả, giảm thất thoát dinh dưỡng trên loại đất chính trồng các cây trồng chủ lực, góp phần ổn định và nâng cao sức khỏe đất trồng trọt, bảo vệ và phát triển đa dạng hệ sinh vật có ích, giảm phát thải khí nhà kính

+ Tổng hợp, đánh giá hiệu quả sử dụng phân bón hiện nay trên các cây trồng chủ lực trên các loại đất chính ở các vùng sinh thái.

+ Phát triển công nghệ sản xuất phân bón mới (vô cơ, hữu cơ, sinh học) trong nước và nhập khẩu có hiệu quả sử dụng cao.

+ Xây dựng và hoàn thiện các quy trình sử dụng phân bón phù hợp và hiệu quả đáp ứng nguyên tắc “đúng loại đất, đúng loại cây, đúng liều lượng, đúng thời điểm, đúng cách”, góp phần giảm thất thoát phân bón đa lượng đến năm 2030 ít nhất 0,5 đơn vị phần trăm/năm trên các loại đất chính trồng các cây trồng chủ lực.

+ Hoàn thiện hoặc xây dựng mới và nhân rộng quy trình canh tác hợp lý gắn với quy trình quản lý dinh dưỡng hiệu quả theo hướng tuần hoàn cho các cây trồng chủ lực, phù hợp với hiện trạng sức khỏe đất trồng trọt, khắc phục được yếu tố hạn chế ở các vùng sản xuất thâm canh.

+ Hoàn thiện hoặc xây dựng mới và nhân rộng quy trình canh tác cho cây trồng chủ lực trên các loại “đất có vấn đề” (Đất dốc, đất phèn, đất mặn, đất cát ven biển, đất xám bạc màu…) gắn với quy trình quản lý dinh dưỡng hiệu quả theo hướng ổn định và phục hồi chất lượng đất, bảo vệ và phát triển sự đa dạng hệ sinh vật có ích trong đất, nâng cao hàm lượng các-bon trong tầng đất canh tác tăng trung bình 4 ‰/năm.

- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật và sự quan tâm của cộng đồng về quản lý sức khỏe đất trồng trọt và dinh dưỡng cây trồng từ Trung ương đến địa phương

+ Xây dựng chương trình, tài liệu tập huấn, đào tạo về sức khỏe đất trồng trọt và hướng dẫn sử dụng phân bón.

+ Tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật và đào tạo giảng viên nguồn về sức khỏe đất trồng trọt, phân bón và dinh dưỡng cây trồng.

+ Xây dựng mạng lưới cán bộ kỹ thuật phục vụ công tác nâng cao sức khỏe đất trồng trọt và quản lý dinh dưỡng cây trồng với sự tham gia, phối hợp, hỗ trợ của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà sản xuất...

Xem thêm tại Quyết định 3458/QĐ-BNN-BVTV có hiệu lực từ ngày 10/11/2024.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

0 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;