Ngày 14/11/2022, Quốc hội thông qua Luật Thanh tra 2022 thay thế Luật thanh tra 2010.
Ảnh chụp một phần Luật Thanh tra năm 2022
Luật Thanh tra 2022 có hiệu lực từ ngày 01/7/2023 gồm 8 chương, 118 điều, cụ thể:
Chương 1: Những quy định chung
Chương 2: Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
Chương 3: Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành
Chương 4: Hoạt động thanh tra
Chương 5: Thực hiện kết luận thanh tra
Chương 6: Phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước, kiểm tra
Chương 7: Điều kiện bảo đảm hoạt động thanh tra
Chương 8: Điều khoản thi hành
Hiện nay, Luật Thanh tra 2010 gồm 7 chương, 78 điều.
- Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (đã được sửa đổi 2020) như sau:
+ Bổ sung cụm từ "Chánh thanh tra Tổng cục, Cục khác thuộc Bộ và tương đương;" vào sau cụm từ "Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;" tại đoạn mở đầu khoản 2;
+ Bổ sung cụm từ "Chánh thanh tra cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh Thanh tra tỉnh," vào trước cụm từ "Cục trưởng Cục Thống kê," tại đoạn mở đầu khoản 3.
- Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 160 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
"a) Thanh tra theo kế hoạch;".
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; lạm quyền trong quá trình tiến hành thanh tra.
- Thanh tra không đúng thẩm quyền, không đúng với nội dung quyết định thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra đã được phê duyệt.
- Cố ý không ra quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật phải tiến hành thanh tra; bao che cho đối tượng thanh tra; cố ý kết luận sai sự thật; kết luận, quyết định, xử lý trái pháp luật; không kiến nghị khởi tố và chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm được phát hiện qua thanh tra đến cơ quan điều tra để xem xét, quyết định việc khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật.
- Đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ trong hoạt động thanh tra.
- Tiết lộ thông tin, tài liệu liên quan đến cuộc thanh tra khi kết luận thanh
tra chưa được công khai.
- Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra; tác động làm sai lệch kết quả thanh tra, kết luận, kiến nghị thanh tra.
- Không cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cung cấp không kịp thời, không đầy đủ, không trung thực, thiếu chính xác; chiếm đoạt, tiêu hủy tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra.
- Chống đối, cản trở, mua chuộc, đe dọa, trả thù, trù dập người tiến hành thanh tra, người thực hiện giám sát, người thực hiện thẩm định, người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; gây khó khăn cho hoạt động thanh tra.
- Hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.
Diễm My
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |