Chương trình công tác thanh tra ngành Kiểm sát năm 2023

Ngày 13/01/2023, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Hướng dẫn 09/HD-VKSTC về định hướng Chương trình công tác thanh tra năm 2023.

Chương trình công tác thanh tra ngành Kiểm sát năm 2023

Chương trình công tác thanh tra ngành Kiểm sát năm 2023 (Hình từ internet)

Chương trình công tác thanh tra ngành Kiểm sát năm 2023

Chương trình công tác thanh tra ngành Kiểm sát năm 2023 bao gồm các nội dung sau;

(1) Công tác thanh tra theo kế hoạch

Thanh tra toàn diện các lĩnh vực công tác, trong đó chú trọng:

- Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu các cấp Kiểm sát, Thủ trưởng các đơn vị;

- Công tác tổ chức cán bộ, thi đua - khen thưởng;

- Công tác quản lý tài chính, tài sản công và đầu tư xây dựng cơ bản (chú trọng việc thực hiện tiết kiệm, hiệu quả, đúng pháp luật) hoặc đơn vị nội bộ có dấu hiệu mất đoàn kết, có nhiều vi phạm xảy ra để tiến hành thanh tra.

Ngoài ra, thanh tra theo kế hoạch bảo đảm các đơn vị trực thuộc đều được tiến hành thanh tra luân phiên; thông qua đó đánh giá được các đơn vị làm tốt, các đơn vị còn yếu kém. Kết thúc các cuộc thanh tra, ban hành thông báo rút kinh nghiệm chung trong Ngành và trong đơn vị.

Chỉ tiêu:

- Đối với Thanh tra VKSND tối cao tiến hành thanh tra từ 04 cuộc trở lên.

- Đối với VKSND cấp cao tiến hành thanh tra từ 01 cuộc trở lên.

- Đối với VKSND cấp tỉnh: tỉnh có dưới 10 đơn vị cấp huyện tiến hành thanh tra từ 02 cuộc trở lên; tỉnh có từ 10 đơn vị cấp huyện trở lên tiến hành thanh tra từ 03 cuộc trở lên.

(2) Công tác thanh tra đột xuất

Tăng cường thanh tra đột xuất trách nhiệm của lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động trong thực thi công vụ, việc tu dưỡng rèn luyện đạo đức, lối sống; đơn vị, cá nhân có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực, mất đoàn kết nội bộ, dư luận, báo chí hoặc có đơn thư phản ánh gây bức xúc, kéo dài; có dấu hiệu vi phạm trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, nhằm kịp thời làm rõ và xử lý nghiêm trách nhiệm của lãnh đạo, Kiểm sát viên, công chức, viên chức, người lao động để xảy ra vi phạm; đặc biệt xử lý nghiêm hành vi tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, vi phạm đạo đức, lối sống.

Chỉ tiêu: Khi có căn cứ để tiến hành thanh tra đột xuất

(3) Công tác kiểm tra việc chấp hành kỷ luật nội vụ

Duy trì kiểm tra việc chấp hành kỷ luật nội vụ để đảm bảo kỷ luật, kỷ cương trong Ngành theo Chỉ thị 26/CT-TTg ngày 05/9/2016; Chỉ thị 05/CT-VKSTC-TTr ngày 31/3/2014; Thông tư 01/2015/TT-VKSTC ngày 30/12/2015; Quyết định 08/QĐ-VKSTC ngày 16/01/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Kiểm sát nhân dân và Văn bản 253/VKSTC-T1 ngày 25/01/2022.

Trong đó, tăng cường kiểm tra việc thực hiện văn hóa công sở, việc chấp hành chế độ trực nghiệp vụ, việc thực hiện quy định về sử dụng trang phục ngành Kiểm sát nhân dân.

Chỉ tiêu: Tiến hành kiểm tra thường xuyên, hằng Quý tổng hợp kết quả kiểm tra để ban hành thông báo rút kinh nghiệm.

(4) Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo

Kịp thời giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, trong đó lưu ý các khiếu nại, tố cáo do cơ quan Đảng, Nhà nước, đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân chuyển đến; vụ việc dư luận, báo chí phản ánh, lãnh đạo VKSND tối cao chỉ đạo, đơn tố cáo vi phạm về đạo đức, lối sống của công chức, viên chức, người lao động trong Ngành.

Đối với đơn tố cáo nặc danh, mạo danh nhưng có nội dung phản ánh về người, vụ việc cụ thể, có căn cứ thì Thanh tra kịp thời báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị cho tiến hành thanh tra, kiểm tra đột xuất theo dấu hiệu vi phạm hoặc yêu cầu lãnh đạo đơn vị có công chức, viên chức, người lao động bị tố cáo tiến hành kiểm tra và báo cáo bằng văn bản.

Thực hiện tốt công tác đối thoại giữa người khiếu nại và người bị khiếu nại theo quy định của pháp luật, tránh để đơn thư khiếu nại vượt cấp.

Xử lý nghiêm người có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà với người dân, vụ lợi khi giải quyết công việc đối với người khiếu nại, tố cáo và người có liên quan.

Chỉ tiêu: Tỷ lệ giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền đạt từ 90% trở lên.

(5) Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thường xuyên cập nhật, tham mưu quán triệt, lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các quy định mới của Đảng, Nhà nước, của Ngành về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;

Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa theo Luật Phòng, chống tham nhũng;

Tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin và chu yển đổi số nhằm công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị;

Tăng cường công tác thanh tra, tự kiểm tra, quản lý, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, giám sát nội bộ nhằm phát hiện và kịp thời xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;

Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực và xem xét trách nhiệm của người đứng đầu đề xảy ra tham nhũng, tiêu cực, chuyển cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu tội phạm tham nhũng.

Chỉ tiêu: Thực hiện từ 02 cuộc kiểm tra trở lên.

(6) Công tác theo dõi, kiểm tra sau thanh tra

Thanh tra VKSND các cấp phải tăng cường theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận thanh tra, kết luận nội dung tố cáo, quyết định giải quyết khiếu nại do đơn vị ban hành hoặc do cấp trên chuyển đến; đảm bảo các kết luận, quyết định được thực hiện nghiêm, đúng quy định.

Chỉ tiêu: Thực hiện từ 02 cuộc kiểm tra trở lên.

Diễm My

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

493 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;