Nguyên tắc áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp

Nguyên tắc áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp
Bảo Ngọc

Ngày 23/3/2022, Bộ Công thương ban hành Thông tư 07/2022/TT-BCT hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Hiệp định RCEP).

Theo đó, quy định nguyên tắc áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp như sau:

- Tại cùng một thời điểm, không áp dụng đồng thời biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp và biện pháp tự vệ theo quy định tại Điều 91 Luật Quản lý ngoại thương đối với cùng một hàng hóa nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định RCEP.

Cụ thể, các biện pháp tự vệ theo Điều 91 Luật Quản lý ngoại thương bao gồm:

+ Áp dụng thuế tự vệ;

+ Áp dụng hạn ngạch nhập khẩu;

+ Áp dụng hạn ngạch thuế quan;

+ Cấp giấy phép nhập khẩu;

+ Các biện pháp tự vệ khác.

- Biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp không được áp dụng ngoài giai đoạn chuyển tiếp.

(Giai đoạn chuyển tiếp là giai đoạn từ khi Hiệp định RCEP có hiệu lực cho đến hết 08 năm sau ngày hoàn thành việc xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan đối với từng loại hàng hóa theo Biểu cam kết thuế quan của Việt Nam trong Hiệp định RCEP).

Thông tư 07/2022/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 08/5/2022.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

373 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;