Sẽ có khoảng 25% gạo xuất khẩu trực tiếp mang nhãn hiệu Gạo Việt Nam?

Xin hỏi: Mục tiêu đến năm 2030 sẽ có khoảng bao nhiêu % gạo xuất khẩu trực tiếp mang nhãn hiệu Gạo Việt Nam?- Câu hỏi của chị Tố (Kiên Giang).

Sẽ có khoảng 25% gạo xuất khẩu trực tiếp mang nhãn hiệu Gạo Việt Nam?

Ngày 26/5/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 583/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030.

Theo Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ có đặt ra mục tiêu cụ thể về tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp mang thương hiệu gạo Việt Nam vào các thị trường như sau:

- Tăng tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp vào các hệ thống phân phối của các thị trường lên khoảng 60%; nâng cao hiệu quả xuất khẩu qua kênh trung gian, nhất là đối với các thị trưởng không thuận lợi trong vận chuyển và thanh toán.

- Phấn đấu đạt khoảng 25% gạo xuất khẩu trực tiếp mang nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam rice vào năm 2030.

Bên cạnh đó cũng có một số mục tiêu khác như:

- Tăng giá trị gia tăng, nâng cao giá trị gạo xuất khẩu, giảm khối lượng xuất khẩu đến năm 2030 xuống còn khoảng 4 triệu tấn với kim ngạch tương đương khoảng 2,62 tỷ USD, giảm khối lượng nên nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2023 - 2025 giảm khoảng 2,4% và giai đoạn 2026 - 2030 giảm khoảng 3,6%,

- Chuyển dịch cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu

+ Trong giai đoạn 2023 - 2025, tỷ trọng gạo trắng phẩm cấp thấp và trung bình chiếm không quá 15%; gạo trắng phẩm cấp cao chiếm khoảng 20%; gạo thơm, gạo đặc sản chiếm khoảng 40%; gạo nếp chiếm khoảng 20%. Phấn đấu tỷ lệ gạo xuất khẩu có thương hiệu trên 20%.

+ Trong giai đoạn 2026 - 2030, tỷ trọng gạo trắng phẩm cấp thấp và trung bình chiếm không quá 10%; gạo trắng phẩm cấp cao chiếm khoảng 15%. Phấn đấu tỷ lệ gạo xuất khẩu có thương hiệu trên 40%.

Sẽ có khoảng 25% gạo xuất khẩu trực tiếp mang nhãn hiệu Gạo Việt Nam? (Hình từ Internet)

Các bộ, ngành, địa phương phải thực hiện báo cáo định kỳ về Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam vào ngày nào?

Tại Mục V Quyết định 583/QĐ-TTg năm 2023 có quy định về tổ chức thực hiện như sau:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo thực hiện nhiệm vụ được phân công tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.

2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương trong tổ chức thực hiện Chiến lược. Định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hàng năm báo cáo tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp liên quan gửi Bộ Công Thương tổng hợp.

Như vậy, các bộ, ngành, địa phương phải thực hiện báo cáo định kỳ về Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam vào trước ngày 15 tháng 12 hàng năm gửi Bộ Công Thương tổng hợp.

Hiệp hội và thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo cần triển khai hoàn thiện thể chế như thế nào để phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam?

Tại Tiểu mục 1 Mục IV Quyết định 583/QĐ-TTg năm 2023 có yêu cầu Hiệp hội và thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo cần triển khai hoàn thiện thể chế như sau:

- Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển giống lúa, tăng tỷ lệ chế biến sâu các sản phẩm từ gạo, sử dụng hiệu quả thương hiệu gạo xuất khẩu và nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam rice.

- Hoàn thiện việc xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo về chất lượng sản phẩm và môi trường trong các cam kết hội nhập quốc tế;

Có cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu chọn lọc, lai tạo giống lúa năng suất, chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu của thị trường;

Chú trọng phát triển các giống lúa cho sản phẩm gạo trắng chất lượng cao, gạo thơm, gạo hạt tròn, gạo nếp và một số giống lúa đặc sản vùng miền, khuyển cáo duy trì ở mức hợp lý diện tích canh tác giống lúa chất lượng trung binh và thấp phù hợp với nhu cầu của thị trường.

- Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho nông dân và thương nhân tham gia phát triển chuỗi giá trị lúa gạo hiệu quả cao, tham gia sâu vào chuỗi giá trị gạo toàn cầu, ứng dụng khoa học công nghệ.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng sản xuất, xuất khẩu gạo bao gồm các chính sách đồng bộ phát triển dịch vụ logistics tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

- Có chính sách hỗ trợ nhằm đẩy mạnh hơn nữa những sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn cả trong nước (VGAP) lẫn tiêu chuẩn nhập khẩu của các thị trường yêu cầu cao về tiêu chuẩn như EU;

Nhân rộng điển hình chủng loại gạo được công nhận trên thế giới, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả thương hiệu gạo Việt Nam, hạn chế tình trạng sản phẩm gạo Việt Nam bị sử dụng thương hiệu nước ngoài tại các hệ thống phân phối ở nước ngoài.

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế và phối hợp với ngân hàng trung ương các nước để triển khai các hình thức thanh toán phù hợp nhằm hỗ trợ hoạt động xuất khẩu gạo.

- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế điều hành quản lý hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo phù hợp với diễn biến tình hình thị trường, đạt hiệu quả xuất khẩu, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030.

- Xây dựng, hoàn thiện chính sách khuyến khích thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo xây dựng vùng nguyên liệu, kết nối chuỗi sản xuất, chế biến, phân phối sản phẩm để:

Tham gia vào chuỗi giá trị gạo toàn cầu với các sản phẩm gạo thương hiệu của Việt Nam có giá trị gia tăng cao, đưa sản phẩm gạo có thương hiệu vào các hệ thống phân phối của các nước.

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án phát triển Thương hiệu gạo Việt Nam...

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục thiết bị y tế xuất khẩu, nhập khẩu đã được xác định mã số hàng hóa áp dụng từ ngày 16/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng hóa có được kiểm tra thực tế trong trường hợp vắng mặt người khai hải quan không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế chống bán phá giá là gì? Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá được quy định thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 03/kbs/gsql Thông tư 39? Thời hạn sửa tờ khai sau thông quan là khi nào?
lawnet.vn
Trường hợp nào miễn kiểm tra thực tế hàng hóa? Việc kiểm tra thực tế hàng hóa có được thực hiện khi vắng mặt người khai hải quan không?
lawnet.vn
Mẫu số 02/bkhđ/gsql bảng kê hóa đơn thương mại mới nhất 2024? Địa điểm đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là ở đâu?
lawnet.vn
Khi nào nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu? Thời gian cơ quan hải quan hoàn thành kiểm tra tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu là bao lâu?
lawnet.vn
Doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực hải quan khi đáp ứng điều kiện nào? Thủ tục công nhận doanh nghiệp ưu tiên được thực hiện như thế nào?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;