Cơ quan nào phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển? Phương án phá dỡ tàu biển gồm các nội dung chủ yếu nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 23/08/2022

Cơ quan nào phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển? Phương án phá dỡ tàu biển gồm các nội dung chủ yếu nào?

Công ty tôi mới hoạt động thêm một lĩnh vực là phá dỡ tàu biển, cho hỏi trước khi phá dỡ tàu biển thì phải có phương án phá dỡ tàu biển được phê duyệt. Vậy cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt phương án này?

    • 1. Cơ quan nào phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển?

      Căn cứ Điều 14 Nghị định 82/2019/NĐ-CP' onclick="vbclick('68870', '371690');" target='_blank'>Điều 14 Nghị định 82/2019/NĐ-CP quy định về thẩm quyền, thủ tục phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển như sau:

      1. Cảng vụ hàng hải nơi có cơ sở phá dỡ tàu biển có thẩm quyền phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển trên cơ sở đề nghị của cơ sở phá dỡ tàu biển.

      2. Chủ cơ sở phá dỡ tàu biển nộp cho Cảng vụ hàng hải khu vực 01 bộ hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án phá dỡ đối với từng tàu biển.

      Hồ sơ đề nghị phê duyệt kế hoạch phá dỡ đối với từng tàu biển, gồm:

      a) Văn bản đề nghị phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này (01 bản chính);

      b) Phương án phá dỡ tàu biển (01 bản chính).

      3. Quy trình xử lý:

      a) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cảng vụ hàng hải khu vực có trách nhiệm lấy ý kiến của các cơ quan liên quan về phương án phá dỡ tàu biển.

      Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Cảng vụ hàng hải khu vực, các cơ quan có liên quan phải có ý kiến trả lời bằng văn bản.

      b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cơ quan liên quan, Cảng vụ hàng hải khu vực phải có quyết định phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và gửi cho cơ sở phá dỡ tàu biển; trường hợp không phê duyệt, Cảng vụ hàng hải khu vực phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

      Như vậy, theo quy định như trên, Cảng vụ hàng hải nơi có cơ sở phá dỡ tàu biển của công ty bạn là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển.

      2. Phương án phá dỡ tàu biển gồm các nội dung chủ yếu nào?

      Tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định 82/2019/NĐ-CP' onclick="vbclick('68870', '371690');" target='_blank'>Điều 13 Nghị định 82/2019/NĐ-CP phương án phá dỡ tàu biển gồm các nội dung chủ yếu sau:

      a) Thông tin chung: Tên và địa chỉ của doanh nghiệp nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ; tên và địa chỉ của cơ sở phá dỡ tàu biển; tàu biển phá dỡ (tên tàu, quốc tịch; đặc tính kỹ thuật của tàu);

      b) Thông tin về phá dỡ: Quy trình công nghệ phá dỡ (thứ tự các hạng mục của tàu được thực hiện phá dỡ kèm theo bản vẽ bố trí chung của tàu biển phá dỡ, bản vẽ vị trí phá dỡ tàu biển nằm trong mặt bằng tổng thể cơ sở phá dỡ); trang thiết bị, nhân lực phục vụ phá dỡ; ngày bắt đầu và ngày hoàn thành việc phá dỡ;

      c) Các biện pháp về: An toàn lao động, vệ sinh môi trường; phòng, chống cháy, nổ và phòng, chống ô nhiễm môi trường.

      Theo đó, phương án phá dỡ tàu biển sẽ có những nội dung theo quy định như trên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn