Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 hoàn thiện quản lý nhà nước trong tổ chức xuất nhập khẩu ra sao?

Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 hoàn thiện quản lý nhà nước trong tổ chức xuất nhập khẩu ra sao? Kinh phí thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 từ đâu? Tổ chức thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 như thế nào?

Mong nhận được sự hỗ trợ theo quy định pháp luật mới nhất!

1. Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 hoàn thiện quản lý nhà nước trong tổ chức xuất nhập khẩu ra sao?

Theo Tiểu mục 3 Mục IV Điều 1 Quyết định 493/QĐ-TTg năm 2022 quy định về giải pháp hoàn thiện thể chế, tăng cường quản lý nhà nước trong tổ chức hoạt động xuất nhập khẩu nhằm tạo thuận lợi thương mại, chống gian lận thương mại và hướng tới thương mại công bằng trong Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 như sau:

3. Hoàn thiện thể chế, tăng cường quản lý nhà nước trong tổ chức hoạt động xuất nhập khẩu nhằm tạo thuận lợi thương mại, chống gian lận thương mại và hướng tới thương mại công bằng

- Cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, tạo lập môi trường cạnh tranh.

- Đẩy nhanh việc xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, bao gồm tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, các tiêu chuẩn xã hội và môi trường.

- Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng và đạt các chứng chỉ về tăng trưởng xanh, tăng trưởng bền vững, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn của các thị trường mục tiêu.

- Điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá phù hợp trong bối cảnh mới, hướng đến các mục tiêu công khai, minh bạch và bền vững.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm về bảo vệ môi trường trong hoạt động xuất nhập khẩu, vi phạm về gian lận thương mại, gian lận xuất xứ và lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại.

- Hoàn thiện pháp luật, chính sách về phòng vệ thương mại, xem xét sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trong lĩnh vực phòng vệ thương mại hoặc nghiên cứu xây dựng Luật Phòng vệ thương mại.

- Đảm bảo an sinh và công bằng xã hội trong hoạt động xuất nhập khẩu; thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển xuất nhập khẩu bền vững.

2. Kinh phí thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 từ đâu?

Căn cứ Mục V Điều 1 Quyết định 493/QĐ-TTg năm 2022 quy định về kinh phí thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 như sau:

Nguồn kinh phí thực hiện Chiến lược được bố trí từ các nguồn: ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp, tài trợ, viện trợ và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật; trong đó nguồn ngân sách nhà nước mang tính hỗ trợ một phần theo khả năng cân đối. Nguồn ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành. 

3. Tổ chức thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 như thế nào?

Tại Mục VI Điều 1 Quyết định 493/QĐ-TTg năm 2022 quy định về tổ chức thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 như sau:

1. Căn cứ các mục tiêu, định hướng, giải pháp và các nhóm giải pháp của Chiến lược được phê duyệt tại Quyết định này, Chiến lược phát triển các ngành hàng và Chương trình quốc gia liên quan, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các hiệp hội ngành hàng xây dựng Chương trình hành động thực hiện Chiến lược này, xác định cụ thể các nội dung nhiệm vụ của các bộ, ngành, cơ quan, thời hạn hoàn thành và nguồn lực thực hiện; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào đầu quý III năm 2022.

2. Căn cứ các mục tiêu, định hướng của Chiến lược và Chương trình hành động thực hiện Chiến lược này, Bộ Công Thương hướng dẫn các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược theo chức năng, thẩm quyền.

3. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược; định kỳ 5 năm tổ chức đánh giá việc thực hiện Chiến lược; đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh mục tiêu, nội dung Chiến lược trong trường hợp cần thiết.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
lawnet.vn
Trường hợp nào miễn kiểm tra thực tế hàng hóa? Việc kiểm tra thực tế hàng hóa có được thực hiện khi vắng mặt người khai hải quan không?
lawnet.vn
Mẫu số 02/bkhđ/gsql bảng kê hóa đơn thương mại mới nhất 2024? Địa điểm đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là ở đâu?
lawnet.vn
Khi nào nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu? Thời gian cơ quan hải quan hoàn thành kiểm tra tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu là bao lâu?
lawnet.vn
Doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực hải quan khi đáp ứng điều kiện nào? Thủ tục công nhận doanh nghiệp ưu tiên được thực hiện như thế nào?
lawnet.vn
Khi nào người khai hải quan được lựa chọn khai theo phương thức điện tử hoặc khai trên tờ khai hải quan giấy?
lawnet.vn
Thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu thực hiện như thế nào?
lawnet.vn
Khi nào kiểm tra sau thông quan? Quy trình kiểm tra sau thông quan năm 2024?
lawnet.vn
Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan được cấp cho đối tượng nào? Hồ sơ cấp gồm những giấy tờ gì?
lawnet.vn
Danh sách cửa khẩu quốc tế Việt Nam năm 2024?
lawnet.vn
Thuế chống bán phá giá là gì? Điều kiện và thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá năm 2024 được quy định như thế nào?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;