Tổng hợp các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực thú y

Ban biên tập hãy trả lời giúp tôi câu hỏi sau đây: Trong lĩnh vực thú ý, có những biện pháp khắc phục hậu quả nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!

Tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y do Thủ tướng Chính phủ ban hành có quy định về những biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực thú y như sau:

- Buộc phải lấy mẫu, xét nghiệm bệnh động vật;

- Buộc thực hiện việc kiểm dịch lại động vật, sản phẩm động vật;

- Buộc thực hiện việc nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật đúng cửa khẩu;

- Buộc tạm dừng giết mổ động vật;

- Buộc giết mổ bắt buộc động vật; buộc xử lý nhiệt sản phẩm động vật; buộc phải kiểm tra vệ sinh thú y sản phẩm động vật;

- Buộc xử lý sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật;

- Buộc tái xuất động vật, sản phẩm động vật;

- Buộc xử lý vệ sinh thú y sản phẩm động vật;

- Buộc thu hồi, tái chế thuốc thú y không bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;

- Buộc thu hồi, tiêu hủy thuốc thú y nguyên liệu làm thuốc thú y, nguyên liệu thuốc y tế, thuốc y tế;

- Buộc dán nhãn thuốc thú y theo đúng quy định.

- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;

- Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;

- Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;

- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;

- Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;

- Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;

- Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;

- Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;

Trên đây là nội dung giải đáp về các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực thú y. Theo đó, dựa vào từng vụ việc mà cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định áp dụng 01 hay nhiều biện pháp khắc phục hậu quả.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ tịch UBND có được ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức phạt tội đua xe trái phép năm 2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động hằng năm là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cản trở gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác thì bị phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Các biện pháp khắc phục hậu quả về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai?
Hỏi đáp Pháp luật
Không sử dụng đất trồng cây lâu năm bao lâu thì bị phạt? Mức xử phạt là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không đủ điều kiện thì bị phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân hành nghề tư vấn xác định giá đất độc lập bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi hủy hoại đất bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 04/10/2024, mức phạt đối với hành vi sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép là bao nhiêu?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;