Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 31/03/2021

Chào chuyên viên tôi muốn hỏi: Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định như thế nào?

    • Theo biểu mẫu MQĐ 13 ban hành kèm Thông tư 90/2020/TT-BTC thì nội dung này được quy định như sau:

      MQĐ 13

      CƠ QUAN (1)
      -------

      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
      Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
      ---------------

      Số: .../QĐ-KPHQ

      (2)………….., ngày … tháng … năm …

      QUYẾT ĐỊNH

      Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả*

      Căn cứ Điều 28, khoản 2 Điều 65, Điều 75, Điều 85 Luật Xử lý vi phạm hành chính;

      Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số: …/BB-VPHC lập ngày …/…/….;

      Căn cứ Quyết định về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính số …/QĐ-GQXP ngày …/…/… (nếu có),

      Để khắc phục triệt để hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra,

      Tôi: ...................................................................................................................................

      Chức vụ(3): ........................................................................................................................

      QUYẾT ĐỊNH:

      Điều 1. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra đối với <ông (bà)/tổ chức> có tên sau đây:

      <1. Họ và tên>: ………………………………………………..Giới tính: ......................................

      Ngày, tháng, năm sinh: …….../……..../……………………. Quốc tịch: ....................................

      Nghề nghiệp: ....................................................................................................................

      Nơi ở hiện tại: ...................................................................................................................

      Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu/Giấy thông hành/Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế: …………….; ngày cấp:..../..../…………; nơi cấp: ............................................................................................

      <1. Tên tổ chức vi phạm>: .................................................................................................

      Địa chỉ trụ sở chính: ...........................................................................................................

      Mã số doanh nghiệp: .........................................................................................................

      Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động: ....................

      Ngày cấp:..../..../….; nơi cấp: ............................................................................................

      Người đại diện theo pháp luật(4): ………………………… Giới tính:.........................................

      Chức danh(5): ....................................................................................................................

      2. Phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả do đã có hành vi vi phạm hành chính quy định tại:

      a) Điểm.... Khoản.... Điều... Nghị định số..../..../NĐ-CP ngày..../..../….. quy định xử phạt vi phạm hành chính …….

      b) Điểm.... Khoản.... Điều.... Nghị định số..../..../NĐ-CP ngày..../..../... quy định xử phạt vi phạm hành chính …….

      3. Hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra cần được khắc phục là(6):

      a) .....................................................................................................................................

      b) .....................................................................................................................................

      4. Lý do không ra quyết định xử phạt(7): .............................................................................

      .........................................................................................................................................

      5. Biện pháp khắc phục hậu quả phải thực hiện, gồm(8):

      a) .....................................................................................................................................

      b) .....................................................................................................................................

      6. Mọi chi phí tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cá nhân/tổ chức vi phạm có tên tại Điều này chi trả.

      Ông (bà)/Tổ chức có tên tại Điều này phải hoàn trả số kinh phí là: .......................................

      (Bằng chữ: ........................................................................................................................ )

      cho (9): ..............................................................................................................................

      là cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 85 Luật xử lý vi phạm hành chính.

      Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày..../..../......

      Điều 3. Quyết định này được:

      1. Giao cho ông (bà)(10) ……………………………….. là cá nhân vi phạm/đại diện cho tổ chức vi phạm có tên tại Điều 1 Quyết định này để chấp hành.

      Ông (bà)/Tổ chức bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra có tên tại Điều 1 phải thực hiện Quyết định này. Nếu quá thời hạn quy định tại Điều 1 Quyết định này mà ông (bà)/tổ chức (11) …………….. không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

      Ông (bà)/Tổ chức(11) ………………………… có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.

      2. Gửi cho(12) ………………………. để tổ chức thực hiện./.


      Nơi nhận:
      - Như Điều 3;
      - Lưu: Hồ sơ.

      NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH

      Ký tên, đóng dấu

      Chức vụ
      Họ và tên

      _______________

      * Mẫu này được sử dụng để áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 65 Luật xử lý vi phạm hành chính hoặc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản quy định tại Điều 75 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

      (1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Trường hợp người ra quyết định là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, thì ghi tên cơ quan theo hướng dẫn về thể thức quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư.

      (2) Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư.

      (3) Ghi chức danh và cơ quan của người ra quyết định.

      (4) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.

      (5) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi chức danh chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi chức danh của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.

      (6) Ghi rõ hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra cần được khắc phục.

      (7) Ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt theo các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 Luật xử lý vi phạm hành chính.

      Trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính, thì ghi «Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính» và khoản 1 Mục 1 Điều 1 của Quyết định.

      Trường hợp cá nhân chết, mất tích hoặc tổ chức giải thể, phá sản mà không có cá nhân, tổ chức nào tiếp nhận chuyển giao quyền và nghĩa vụ, thì ghi «Cá nhân chết, mất tích/tổ chức giải thể, phá sản nhưng không có cá nhân, tổ chức tiếp nhận chuyển giao quyền và nghĩa vụ» và và khoản 1 Điều 1 của Quyết định.

      (8) Ghi cụ thể từng biện pháp khắc phục hậu quả phải thực hiện và thời hạn thực hiện của từng biện pháp.

      (9) Trong trường hợp khẩn cấp, cần khắc phục ngay hậu quả để kịp thời bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông, cơ quan nhà nước đã tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì ghi tên của cơ quan đã thi hành biện pháp khắc phục hậu quả.

      (10) Ghi họ và tên của cá nhân vi phạm/người đại diện tổ chức vi phạm.

      Trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính, thì ghi «Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính».

      Trường hợp cá nhân chết, mất tích hoặc tổ chức giải thể, phá sản mà không có cá nhân, tổ chức nào tiếp nhận chuyển giao quyền và nghĩa vụ, thi ghi «Cá nhân chết, mất tích/tổ chức giải thể, phá sản nhưng không có cá nhân, tổ chức tiếp nhận chuyển giao quyền và nghĩa vụ».

      (11) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức vi phạm.

      Trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính, thì ghi «Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính».

      Trường hợp cá nhân chết, mất tích hoặc tổ chức giải thể, phá sản mà không có cá nhân, tổ chức nào tiếp nhận chuyển giao quyền và nghĩa vụ, thì ghi «Cá nhân chết, mất tích/tổ chức giải thể, phá sản nhưng không có cá nhân, tổ chức tiếp nhận chuyển giao quyền và nghĩa vụ».

      (12) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức có trách nhiệm chủ trì tổ chức thi hành Quyết định.

      Lưu ý: Trường hợp ra quyết định đối với cá nhân thì bỏ mục “Tên tổ chức vi phạm” nêu tại điểm 1 Điều 1 của Quyết định và ngược lại.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn