Tiệm cầm đồ nhận cầm cố chiếc xe máy từ việc trộm cắp thì có bị phạt hay không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 13/07/2022

Tiệm cầm đồ nhận cầm cố chiếc xe máy từ việc trộm cắp thì có bị phạt hay không? Nhận cầm cố Sổ hộ khẩu bị phạt bao nhiêu tiền? Chào anh chị, hiện nay tôi đang làm việc tại một tiệm cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh. Anh chị cho tôi hỏi trường hợp nếu tiệm cầm đồ tôi nhận cầm chiếc xe máy từ việc trộm cắp thì có bị phạt hay không? Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ chúng tôi.

    • Tiệm cầm đồ nhận cầm cố chiếc xe máy từ việc trộm cắp thì có bị phạt hay không?

      Tại Khoản 5 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP' onclick="vbclick('67DFF', '367593');" target='_blank'>Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về xử phạt vi phạm hành chính về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự như sau:

      5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

      a) Lợi dụng hoạt động ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự để thực hiện hành vi xâm hại đến an ninh, trật tự, hành vi trái với đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

      b) Nhận cầm cố tài sản do trộm cắp, lừa đảo, chiếm đoạt hoặc do người khác phạm tội mà có nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

      c) Hoạt động dịch vụ bảo vệ có sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực nhằm mục đích đe dọa, cản trở, gây khó khăn cho hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

      d) Sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng các biện pháp khác mà pháp luật không cho phép để tiến hành đòi nợ;

      đ) Làm giả Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ;

      e) Sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự giả; Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ giả.

      6. Hình thức xử phạt bổ sung:

      a) Tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề, Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 3 và các điểm c, e và g khoản 4 Điều này;

      b) Tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề, Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự trong thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm h và q khoản 3; điểm d khoản 4 và khoản 5 Điều này;

      c) Đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 09 tháng đối với cơ sở có hành vi vi phạm quy định tại điểm q khoản 3; điểm a khoản 4 Điều này;

      d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi định tại các điểm b, c, h, m, n và r khoản 3; các điểm c và k khoản 4 và các điểm b, đ và e khoản 5 Điều này;

      đ) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này.

      7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

      a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được đối với hành vi quy định tại các điểm đ, i, k, l, m, n và r khoản 3; các điểm d, đ và k khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều này;

      b) Buộc nộp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.

      Theo đó, việc tiệm cầm đồ nhận cầm chiếc xe máy từ việc trộm cắp thì sẽ bị phạt từ từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Ngoài ra, còn có thể tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề, Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự trong thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp.

      Nhận cầm cố sổ hộ khẩu bị phạt bao nhiêu tiền?

      Tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về đăng ký và quản lý cư trú như sau:

      2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

      a) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú;

      b) Mua, bán, thuê, cho thuê sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;

      c) Mượn, cho mượn hoặc sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;

      d) Đã cư trú tại chỗ ở hợp pháp mới, đủ điều kiện đăng ký cư trú nhưng không làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật;

      đ) Kinh doanh lưu trú, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú không thực hiện thông báo việc lưu trú từ 01 đến 03 người lưu trú;

      e) Tổ chức kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, môi giới, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú;

      g) Cầm cố, nhận cầm cố sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ, tài liệu về cư trú;

      h) Hủy hoại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ, tài liệu về cư trú.

      6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

      Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm b và g khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này.

      Theo đó, hành vi nhận cầm cố sổ hộ khẩu sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Đồng thời buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn