Ông nội hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học chết thì cháu có được hưởng trợ cấp tuất không?

Ông nội hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học chết thì cháu có được hưởng trợ cấp tuất không? Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có những chế độ ưu đãi nào?

Chào Ban biên tập, tôi có vấn đề này cần được giải đáp. Ông nội của tôi là người hoạt động kháng chiến nhưng bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể là 40%. Ông vừa mất vào ngày 31/7, cho tôi hỏi là ông tôi hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học thì tôi có được hưởng trợ cấp tuất không?

Rất mong được Ban biên tập giải đáp vấn đề này giúp tôi, tôi cảm ơn.

1. Ông nội hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học chết thì cháu có được hưởng trợ cấp tuất không?

Tại Khoản 3 Điều 31 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất như sau:

a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;

b) Cha đẻ, mẹ đẻ sống cô đơn, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động sống cô đơn, con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng và trợ cấp nuôi dưỡng hằng tháng.

Như vậy, bạn không thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp tuất khi ông của bạn mất vì:

Thứ nhất: Ông bạn có tỷ lệ tổn thương cơ thể là 40% nhưng trong luật quy định phải là người tham gia hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể là 61% trở lên.

Thứ hai: Những đối tượng được nhận chế độ tuất chỉ cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật. Bạn là cháu thì không nằm trong những đối tượng đấy.

2. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có những chế độ ưu đãi nào?

Theo Điều 30 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học như sau:

1. Trợ cấp hằng tháng đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học như sau:

a) Người thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 29 của Pháp lệnh này thì được hưởng trợ cấp hằng tháng căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể theo các mức từ 21% đến 40%, từ 41% đến 60%, từ 61% đến 80% hoặc từ 81% trở lên;

b) Người thuộc trường hợp quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 1 Điều 29 của Pháp lệnh này mà không mắc bệnh hoặc mắc bệnh quy định tại điểm a khoản 1 Điều 29 của Pháp lệnh này có tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61% thì được hưởng trợ cấp hằng tháng như người có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 41% đến 60%; trường hợp mắc bệnh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng tương ứng với tỷ lệ tổn thương cơ thể theo mức từ 61% đến 80% hoặc từ 81% trở lên quy định tại điểm a khoản này;

c) Bệnh binh mắc thêm bệnh quy định tại điểm a khoản 1 Điều 29 của Pháp lệnh này do nhiễm chất độc hóa học được khám giám định tổng hợp để hưởng trợ cấp hằng tháng tương ứng với tỷ lệ tổn thương cơ thể;

d) Bệnh binh thuộc trường hợp quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 1 Điều 29 của Pháp lệnh này được hưởng trợ cấp hằng tháng đối với bệnh binh và trợ cấp hằng tháng đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 41% đến 60%;

đ) Bệnh binh mắc thêm bệnh quy định tại điểm a khoản 1 Điều 29 của Pháp lệnh này do nhiễm chất độc hóa học và thuộc trường hợp quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 1 Điều 29 của Pháp lệnh này được chọn hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại điểm c hoặc điểm d khoản này.

2. Phụ cấp hằng tháng đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên.

3. Trợ cấp người phục vụ đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình.

4. Bảo hiểm y tế.

5. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm.

6. Chế độ ưu đãi quy định tại các điểm c, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này.

Do đó, chế độ ưu đãi dành cho người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học phù thuộc vào tỷ lệ tổn thương cơ thể của người đấy.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Giao thừa tết âm lịch 2025 là ngày mấy dương lịch? Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có được nghỉ tết âm lịch 2025 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mùng 1 Tết âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương lịch? Người lao động được nghỉ tết âm lịch bao nhiêu ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 28 tháng 9 là ngày gì, bao nhiêu âm? Người lao động nghỉ làm hưởng nguyên lương các ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Tờ khai đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Link file sao kê tiền ủng hộ bão số 3 của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam qua tài khoản Vietinbank?
Hỏi đáp Pháp luật
File Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam sao kê ủng hộ đồng bào miền Bắc do ảnh hưởng bão số 3?
Hỏi đáp Pháp luật
Chiếm đoạt hàng cứu trợ thì bị phạt bao nhiêu tiền? Các hành vi nào bị cấm trong phòng chống thiên tai?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Rằm tháng 8 2024 là ngày bao nhiêu dương? Tết trung thu 2024 có phải là lễ lớn của Việt Nam không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 13 tháng 9 là ngày gì? Ngày 13 tháng 9 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? Tòa án nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;