Nhà nước có chính sách như thế nào đồi với người tàn tật trước ngày 01/01/2011?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 25/07/2018

Nhà nước có chính sách như thế nào đồi với người tàn tật trước ngày 01/01/2011? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Đình Sang. Hiện tôi đang tìm hiểu về các quy định của pháp luật liên quan đến người khuyết tật qua các thời kỳ và có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp. Cụ thể, Ban biên tập cho tôi hỏi: Trước ngày 01/01/2011, chính sách của Nhà nước đối với người tàn tật được quy định ra sao? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Mong sớm nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn!

    • Nhà nước có chính sách như thế nào đồi với người tàn tật trước ngày 01/01/2011?
      (ảnh minh họa)
    • Trước ngày 01/01/2011, chính sách của Nhà nước đối với người tàn tật được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3, Khoản 1 Điều 5, Điều 32 và Điều 33 Pháp lệnh người tàn tật năm 1998 ' onclick="vbclick('A3DA', '253069');" target='_blank'>Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3, Khoản 1 Điều 5, Điều 32 và Điều 33 Pháp lệnh người tàn tật năm 1998 với nội dung như sau:

      - Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người tàn tật thực hiện bình đẳng các quyền về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và phát huy khả năng của mình để ổn định đời sống, hoà nhập cộng đồng, tham gia các hoạt động xã hội.

      - Người tàn tật được Nhà nước và xã hội trợ giúp, chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng, tạo việc làm phù hợp và được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật .

      Trẻ em tàn tật, người tàn tật do hậu quả của chất độc da cam (dioxin) trong chiến tranh được Nhà nước và xã hội đặc biệt quan tâm bảo vệ, chăm sóc.

      - Hàng năm, Nhà nước dành một khoản ngân sách và vận động xã hội để trợ giúp người tàn tật trong việc khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, học văn hoá, học nghề, tạo việc làm, tự ổn định đời sống.

      -Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc bảo vệ, chăm sóc người tàn tật hoặc có công phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về người tàn tật và người tàn tật có thành tích trong học tập, lao động và hoạt động xã hội được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước.

      -Người có hành vi vi phạm các quy định của Pháp lệnh này, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người tàn tật; người có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc người tàn tật mà thoái thác trách nhiệm, ngược đãi người tàn tật; người lợi dụng sự tàn tật của người khác; người tàn tật lợi dụng sự tàn tật của mình để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

      Trên đây là nội dung trả lời về chính sách của Nhà nước đối với người tàn tật. Để nắm rõ hơn thông tin về vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Pháp lệnh người tàn tật năm 1998.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn