Ngày Pháp luật Việt Nam là ngày nào? Khẩu hiệu tuyên truyền ngày Pháp luật Việt Nam?

Ngày Pháp luật Việt Nam là ngày nào? Khẩu hiệu tuyên truyền ngày Pháp luật Việt Nam? Phổ biến giáo dục pháp luật thông qua các hình thức nào?

Ngày Pháp luật Việt Nam là ngày nào?

Căn cứ Điều 8 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 quy định ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

Điều 8. Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.

Theo quy định trên, ngày Pháp luật Việt Nam là ngày 09 tháng 11 hằng năm. Ngày này nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.

Ngày Pháp luật Việt Nam là ngày nào? Khẩu hiệu tuyên truyền ngày Pháp luật Việt Nam?

Ngày Pháp luật Việt Nam là ngày nào? Khẩu hiệu tuyên truyền ngày Pháp luật Việt Nam? (Hình từ Internet)

Khẩu hiệu tuyên truyền ngày Pháp luật Việt Nam của Bộ Giáo dục và Đào tạo là gì?

Ngày 04/11/2024, Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành Kế hoạch 1604/KH-BGDĐT năm 2024 Tải về nhằm hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tại Tiểu mục 1 Mục 2 Kế hoạch 1604/KH-BGDĐT năm 2024 Tải về quy định khẩu hiệu tuyên truyền ngày Pháp luật Việt Nam như sau:

[1] “Tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật”.

[2] “Chủ động tìm hiểu, gương mẫu tuân theo Hiến pháp và pháp luật là trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Ngành Giáo dục”.

[3] “Đẩy mạnh truyền thông chính sách về giáo dục và đào tạo góp phần tạo sự đồng thuận, nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong việc thực thi pháp luật”.

[4] “Hiểu biết và chấp hành pháp luật là bảo vệ chính mình và cộng đồng, vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

[5] “Tích cực cải cách hành chính, chuyển đổi số, giảm thiểu chi phí tuân thủ pháp luật góp phần giải phóng nguồn lực, đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp”.

[6] “Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Bộ Giáo dục và Đào tạo kỷ cương, trách nhiệm, chủ động, kịp thời, sáng tạo, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao.”

[7] “Chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển”.

[8] “Thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân”.

[9] “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, từng bước nâng cao hơn nữa tính chuyên nghiệp và chất lượng trong công tác xây dựng pháp luật”.

[10] “Tập trung cao nhất cho đột phá về thể chế và phát triển”

Phổ biến giáo dục pháp luật thông qua các hình thức nào?

Căn cứ Điều 11 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 quy định hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật:

Điều 11. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật
1. Họp báo, thông cáo báo chí.
2. Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật.
3. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư.
4. Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật.
[...]

Theo quy định trên, phổ biến giáo dục pháp luật thông qua các hình thức sau:

- Họp báo, thông cáo báo chí.

- Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật.

- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư.

- Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật.

- Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở.

- Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở.

- Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.

- Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng để bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả.

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;