Ngày Giải phóng Thủ Đô là ngày nào? Năm 2024 kỷ niệm bao nhiêu năm ngày Giải phóng Thủ Đô?

Ngày Giải phóng Thủ Đô là ngày nào? Năm 2024 kỷ niệm bao nhiêu năm ngày Giải phóng Thủ Đô? Người làm công việc trong điều kiện bình thường có bao nhiêu ngày nghỉ hằng năm?

Ngày Giải phóng Thủ Đô là ngày nào? Năm 2024 kỷ niệm bao nhiêu năm ngày Giải phóng Thủ Đô?

Trên tinh thần Điều 1 Nghị quyết 23/NQ-HĐND năm 2024 của HĐND TP Hà Nội như sau:

Điều 1. Hỗ trợ hoạt động thăm và tặng quà Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách người có công, cựu chiến binh, công an nhân dân, cựu thanh niên xung phong trực tiếp tham gia giải phóng Thủ đô trong kháng chiến chống Pháp, hoạt động của Đoàn lãnh đạo Thành phố đi thăm và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Trị nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô; hỗ trợ gặp mặt cán bộ cấp tướng, sĩ quan cao cấp đã nghỉ hưu, nghỉ công tác trên địa bàn Hà Nội và gia đình quân nhân, gia đình chính sách người có công thuộc lực lượng vũ trang Bộ Tư lệnh Thủ đô nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân của thành phố Hà Nội theo đề xuất của UBND Thành phố tại Tờ trình số 220/TTr-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2024 từ nguồn ngân sách cấp Thành phố.

Như vậy, ngày Giải phóng Thủ Đô là ngày 10 tháng 10. Năm 2024 kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ Đô.

Sự kiện giải phóng Thủ đô 10 tháng 10 không chỉ mở ra một trang mới đầy tươi sáng cho Thủ đô Hà Nội mà còn mang đến nhiều bài học từ sự chiến thắng.

Có thể nói, ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1954 là một mốc son sáng chói đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của thực dân Pháp tại Việt Nam, mở ra thời kỳ phát triển mới của Thủ đô và đất nước.

Ngày Giải phóng Thủ Đô là ngày nào? Năm 2024 kỷ niệm bao nhiêu năm ngày Giải phóng Thủ Đô?

Ngày Giải phóng Thủ Đô là ngày nào? Năm 2024 kỷ niệm bao nhiêu năm ngày Giải phóng Thủ Đô? (Hình từ Internet)

Người lao động có được nghỉ làm việc vào ngày Giải phóng Thủ Đô không?

Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghỉ lễ, tết:

Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo quy định trên, người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương các ngày sau:

- Tết Dương lịch

- Tết Âm lịch

- Ngày Chiến thắng

- Ngày Quốc tế lao động

- Quốc khánh

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Ngoài ra, người lao động làm việc tại Việt Nam còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

Như vậy, ngày giải phóng Thủ đô 10 tháng 10 người lao động không được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.

Người làm công việc trong điều kiện bình thường có bao nhiêu ngày nghỉ hằng năm?

Căn cư Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghỉ hằng năm:

Điều 113. Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
[...]

Theo quy định trên, người lao động làm công việc trong điều kiện bình thường thì khi làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động có 12 ngày nghỉ hằng năm.

Ngoài ra, cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm được tăng thêm tương ứng 01 ngày. (Quy định tại Điều 114 Bộ luật Lao động 2019)

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;