Ngày 31 tháng 12 là ngày gì? Ngày 31 tháng 12 là ngày bao nhiêu âm?
Ngày 31 tháng 12 là ngày gì? Ngày 31 tháng 12 là ngày bao nhiêu âm?
Tổ chức tiền thân của lực lượng An ninh điều tra với tên gọi là Phòng Chấp pháp được thành lập ngày 31/12/1951 thuộc Ty bảo vệ chính trị, Nha Công an Trung ương, có nhiệm vụ chính là “bắt, hỏi cung đối tượng của các vụ án do thám, phản động”... Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, với nhiều tên gọi, phiên hiệu khác nhau, đến năm 1996, lãnh đạo Bộ Công an xác định ngày 31/12/1951 là Ngày truyền thống lực lượng An ninh điều tra.
Đây là mốc lịch sử quan trọng, nhấn mạnh vai trò, vị trí và khẳng định biểu tượng sáng ngời của lực lượng An ninh điều tra - Biểu tượng của lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và Nhân dân; tinh thần dũng cảm, kiên cường, tận tụy, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ An ninh Tổ quốc.
Như vậy, ngày 31 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống lực lượng An ninh điều tra. Theo lịch Vạn niên, ngày 31 tháng 12 năm 2024 nằm ngày 01/12/2024 âm lịch
Ngày 31 tháng 12 là ngày gì? Ngày 31 tháng 12 là ngày bao nhiêu âm? (Hình từ Internet)
Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra gồm những cơ quan nào?
Căn cứ Điều 18 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra:
Điều 18. Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra
1. Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an gồm có:
a) Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra;
b) Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (gọi tắt là Cục Cảnh sát hình sự);
c) Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và chức vụ;
d) Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy;
đ) Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, xâm phạm sở hữu trí tuệ (gọi tắt là Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu).
[...]
Như vậy, tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra gồm những cơ quan sau:
[1] Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an gồm có:
- Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra
- Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (gọi tắt là Cục Cảnh sát hình sự)
- Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và chức vụ
- Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy
- Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, xâm phạm sở hữu trí tuệ (gọi tắt là Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu)
[2] Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp tỉnh gồm có:
- Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra
- Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (gọi tắt là Phòng Cảnh sát hình sự)
- Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và chức vụ
- Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy
- Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, xâm phạm sở hữu trí tuệ (gọi tắt là Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu)
[3] Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện gồm có:
- Đội Điều tra tổng hợp
- Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (gọi tắt là Đội Cảnh sát hình sự)
- Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ
- Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy
Ngoài ra, căn cứ tình hình tội phạm và yêu cầu thực tiễn, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập từ một đến bốn đội trong Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện; quyết định giải thể, sáp nhập, thu gọn đầu mối các đội trong Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện
Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 19 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an như sau:
- Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
- Tiến hành Điều tra vụ án hình sự thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp tỉnh về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp Điều tra; các vụ án đặc biệt nghiêm trọng thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại.
- Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ Điều tra và kiểm tra việc chấp hành pháp luật, nghiệp vụ trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm đối với các cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện; hướng dẫn các cơ quan của lực lượng Cảnh sát nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra thực hiện hoạt động Điều tra.
- Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát Điều tra của Công an nhân dân.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định