Ngày 29 tháng 11 là ngày gì? Ngày 29 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?

Ngày 29 tháng 11 là ngày gì? Ngày 29 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? Hàng giả được hiểu thế nào? Hành vi trưng bày hàng giả tại triển lãm thương mại thì bị phạt bao nhiêu?

Ngày 29 tháng 11 là ngày gì? Ngày 29 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?

Ngày 12/11/2007, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn 6512/VPCP-V.I năm 2007 đồng ý chọn ngày 29 tháng 11 hàng năm làm "Ngày phòng chống hàng giả, hàng nhái".

Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam chủ động phối hợp với Bộ, ngành hữu quan có chương trình hành động cụ thể, thiết thực đối với ngày này nhằm góp phần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người tiêu dùng và toàn xã hội về công tác phòng, chống hàng giả, hàng nhái.

Như vậy, ngày 29 tháng 11 là ngày phòng chống hàng giả hàng nhái. Theo lịch Vạn niên, ngày 29 tháng 11 năm 2024 nhằm ngày 29/10/2024 âm lịch.

Ngày 29 tháng 11 là ngày gì? Ngày 29 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?

Ngày 29 tháng 11 là ngày gì? Ngày 29 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? (Hình từ Internet)

Hàng giả được hiểu thế nào?

Căn cứ khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Theo Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
[...]
7. “Hàng giả” gồm:
a) Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
b) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
[...]

Như vậy, hàng giả là các hàng sau:

- Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký

- Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa

- Thuốc giả là thuốc được sản xuất thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Không có dược chất, dược liệu

+ Có dược chất không đúng với dược chất ghi trên nhãn hoặc theo tiêu chuẩn đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu

+ Có dược chất, dược liệu nhưng không đúng hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu, trừ thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng trong quá trình bảo quản, lưu thông phân phối

+ Được sản xuất, trình bày hoặc dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất, nước sản xuất hoặc nước xuất xứ

- Dược liệu giả là dược liệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Không đúng loài, bộ phận hoặc nguồn gốc được cơ sở kinh doanh cố ý ghi trên nhãn hoặc ghi trong tài liệu kèm theo

+ Bị cố ý trộn lẫn hoặc thay thế bằng thành phần không phải là dược liệu ghi trên nhãn; dược liệu bị cố ý chiết xuất hoạt chất

+ Được sản xuất, trình bày hoặc dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất, nước sản xuất hoặc nước xuất xứ

Hành vi trưng bày hàng giả tại triển lãm thương mại thì bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ điểm a khoản 3; khoản 6; điểm b khoản 7 Điều 35 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm về hội chợ, triển lãm thương mại:

Điều 35. Hành vi vi phạm về hội chợ, triển lãm thương mại
[...]
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Trưng bày hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại hội chợ, triển lãm thương mại nhưng không niêm yết rõ hàng hóa đó là hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc không nêu rõ trong nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại;
[...]
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và b khoản 3 Điều này.
[...]
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
[...]
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Theo đó, hành vi trưng bày hàng giả tại triển lãm thương mại nhưng không niêm yết rõ hàng hóa đó là hàng giả thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Ngoài ra, bị tịch thu tang vật và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được.

Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện thì phạt tiền bằng 1/2 lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân. (quy định tại điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi điểm b, điểm c khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP)

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;